Cải tạo, sửa chữa nhà xưởng là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hiện nay. Sau một thời gian dài sử dụng, nhà xưởng chắc chắn khó giữ được tình trạng như ban đầu, việc cải tạo, sửa chữa sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đúng tiến độ và đảm bảo an toàn cho người lao động. Vậy nên, để giúp cho bạn đọc có hiểu biết rõ hơn về việc cải tạo nhà xưởng, My House sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết, rõ ràng nhất về hoạt động này để bạn đọc tham khảo.
Hạng mục thi công
Cải tạo nhà xưởng bao gồm những hạng mục thi công chính như: sửa chữa nhà xưởng, cải tạo nhà xưởng và mở rộng nhà xưởng.
Sửa chữa nhà xưởng
Sửa chữa nhà xưởng là điều không thể tránh khỏi khi nhà xưởng hoạt động được lâu năm, xảy ra hiện tượng hư hại, hỏng hóc. Sửa chữa nhà xưởng là điều cần thiết để khắc phục các hư hỏng và tạo một không gian làm việc thoải mái, an toàn cho cán bộ công nhân viên.
Sửa chữa nhà xưởng bao gồm sửa chữa những phần hỏng hóc như:
- Sửa chữa mái tôn do dột
- Sửa chữa trần, nền do xuống cấp, ẩm mốc
- Sửa chữa sàn do lún, nứt, gây mất thẩm mỹ và an toàn trong quá trình sản xuất,…
Cải tạo nhà xưởng
Cải tạo nhà xưởng là công việc vô cùng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Sau một thời gian dài hoạt động, công trình nhà xưởng dần xuống cấp. Điều đó ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này, yêu cầu đặt ra là phải cải tạo, tu bổ lại nhà xưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đúng tiến độ.
- Bổ sung sàn lửng làm văn phòng hay kho chứa hàng
- Bổ sung cầu trục phục vụ công tác nâng hạ
- Bổ sung mái nối
- Bổ sung thang hàng, thang thoát hiểm
- Làm lại hệ thống cơ điện M&E, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn mới
Mở rộng nhà xưởng
Mở rộng nhà xưởng thường thấy khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhà xưởng cũ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất mà chủ doanh nghiệp mong muốn. Lúc này, mở rộng nhà xưởng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Mở rộng nhà xưởng bao gồm những hoạt động như:
- Xây thêm nhà xưởng sản xuất, kho bãi
- Xây thêm văn phòng, nhà ăn, nhà xe cán bộ công nhân
- Mở rộng bể ngầm pccc
Xem thêm:
Quy trình làm việc
Quy trình tiếp nhận dịch vụ sửa chữa nhà xưởng cần được thực hiện chỉn chu, đúng tiến độ, tuân thủ theo đúng nguyên tắc và kế hoạch đã đặt ra.
Đối với việc sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thông thường những doanh nghiệp sẽ tiến hành thuê ngoài để chất lượng công việc sẽ được thực hiện đúng tiêu chuẩn và kĩ thuật nhất.
Đối với những công trình và những doanh nghiệp khác nhau, quy trình làm việc sẽ có những sự thay đổi nhất định nhưng thông thường sẽ đảm bảo những bước cơ bản sau:
Khảo sát công trình để nắm bắt hiện trạng
Đây là bước đầu tiên nhưng có ảnh hưởng vô cùng lớn tới những bước tiếp theo. Khảo sát càng kĩ, càng tỉ mỉ sẽ giúp bạn nắm bắt được chính xác tình trạng cũng như những vấn đề cần sửa chữa từ đó có những tính toán chính xác nhất cho công việc sửa chữa.
Dự trù kinh phí
Dự trù kinh phí cần thiết là điều không thể thiếu trước khi tiến hành thi công sửa chữa, cải tạo nhà xưởng. Dự trù kinh phí giúp cho chủ doanh nghiệp tính toán trước được những chi phí cần thiết tiến hành, phân chia chi phí một cách hợp lí, khoa học, tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết, mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Tiến hành triển khai thi công cải tạo sửa chữa nhà xưởng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và …
Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau khi hoàn thành công đoạn cải tạo nhà xưởng, doanh nghiệp phụ trách việc sửa chữa, cải tạo sẽ tiến hành bàn giao lại nhà xưởng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu, kiểm tra xem nhà xưởng đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo kế hoạch không.
Bảo trì và bảo hành công trình
Đây là bước cuối cùng nhưng doanh nghiệp tuyệt đối không thể bỏ qua, đặc biệt là khi bạn đi thuê những cơ sở sửa chữa, cải tạo bên ngoài. Trong quá trình sử dụng sau khi cải tạo, nhà xưởng hoàn toàn có thể xảy ra những hiện tượng hỏng hóc không mong muốn, vậy nên việc bảo hành và bảo trì là vô cùng cần thiết. Bạn cần cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng chính sách bảo hành, bảo trì của bên nhận thi công để đảm bảo việc cải tạo, sửa chữa đảm bảo hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê
Chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê là điều quan tâm của rất nhiều người. Dự trù kinh phí cũng như tính toán tốt chi phí sẽ giúp cho việc sửa chữa nhà xưởng diễn ra trơn tru, hạn chế được những chi phí phát sinh không cần thiết, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
Thuế TNDN
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Cũng tại Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.16 quy định như sau:
2.16.Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
……
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.”
Căn cứ theo các quy định trên để chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì cần những chứng từ sau:
– Hợp đồng thuê nhà xưởng, trong hợp đồng ghi rõ bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê.
– Hóa đơn thuê nhà xưởng ( nếu có)
– Biên bản kiểm tra hiện trường, lý do hư hại, biện pháp khắc phục
– Chứng từ thanh toán.
Thuế GTGT
Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT của chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê do đó là khoản chi phí người cho thuê phải bỏ ra để đưa tài sản vào trong tình trạng sẵn sàng sử dụng trước khi cho thuê.
Hạch toán kế toán
– Nếu công ty giao thầu cho công ty khác sửa chữa tài sản.
Khi hoàn thành công việc căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, biên bản xác nhận khối lượng, bảng quyết toán khối lượng công việc hoàn thành:
Khi nhận được hóa đơn:
- Nợ TK 242
- Có TK 331
Khi phân bổ cho các bộ phận
- Nợ TK 627, 154, 642
- Có TK 242
– Nếu việc sửa chữa tài sản do công ty tự làm.
Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác tập hợp được
- Nợ TK 241
- Có TK 111, 112, 152, 214, 334
Khi sửa chữa hoàn thành
- Nợ TK 242
- Có TK 241
Phân bổ chi phí sửa chữa vào chi phí trong kỳ
- Nợ TK 627, 154, 642
- Có TK 242
Xem thêm:
Với những thông tin cụ thể về hoạt động cải tạo nhà xưởng My House cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về công việc này để từ đó tiến hành cải tạo nhà xưởng cho mình thuận lợi, hiệu quả nhất.
31/03/2020 – KTS Hồ Văn Việt