Quy định chiều cao xây dựng nhà ở như thế nào đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Khi xây dựng nhà ở cần lưu ý những gì? Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội và các khu đô thị là như thế nào. Mật độ ra sao? Đây là những từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm.
Vậy để giải đáp cho những thắc mắc này, Nội thất MY House xin chia sẻ tới bạn một số thông tin chi tiết sau.
0965048286
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội
Ở Thủ Đô độ cao xây dựng nhà rất nghiêm ngặt, các khu dân cư được quy hoạch chặt chẽ. Nếu bạn xây sai quy định, chiều cao vượt mức cho phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc yêu cầu phá dỡ công trình.
Vậy để không gây ra bất kỳ khó khăn gì, bạn nên nắm vững những quy định sau đây:
Về chiều cao của nhà xây mới
Trong tất cả trường hợp nhà ở liền kề không được xây cao hơn 6 tầng. Nhà ở trong các ngõ, hẻm, có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m, nhà ở liền kề không được phép xây dựng cao quá 4 tầng.
Chiều cao của nhà ở liền kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt
Với trường hợp nhà ở liền kề nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần của chiều rộng nhà (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí)
Đối với nhà ở theo một dẫy liền kề, nếu cho phép độ cao xây dựng khác nhau, thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dẫy. Độ cao tầng 1 phải được đồng nhất.
Với nhà ở liền kề thiết kế có sân vườn
Chiều cao không được lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
- Với các tuyến đường, tuyến phố mà có chiều rộng lớn hơn 12m thì chiều cao của nhà ở liền kề phải được hạn chế theo góc vát 450 (tức là : chiều cao mặt tiền của ngôi nhà phải bằng chiều rộng đường)
- Với các tuyến đường, tuyến phố mà chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12, thì chiều cao của nhà ở liền kề không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 ( tức là : không lớn hơn chiều rộng đường)
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của từng lô đất, mà chiều cao của nhà ở liền kề có thể được thiết kế theo quy định sau đây :
– Lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2
Có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m, được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum ( tổng chiều cao < 16m)
– Lô đất có diện tích từ 40m2 – 50m2
Có chiều rộng của mặt tiền trên 3m và dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng ( tổng chiều cao của nhà < 20m)
– Lô đất có diện tích trên 50m2
Chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì được xây nhà 6 tầng.
Trường hợp nhà liền kề có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
Xem thêm:
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ
– Quy định chiều cao xây dựng nhà ở trung bình 1 tầng là 3m từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.
– Chiều cao giữa các tầng nhà từ tầng 2 trở lên tối đa là 3.4m.
– Độ cao sàn tối đa là 3.5m, tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.
– Độ cao sàn tối đa 3.8m.
– Đối với đường lộ giới dưới 3.5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.
– Độ cao sàn tối đa là 5.8m: Với đường lộ giới từ 3.5 cho đến dưới 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m.
– Độ cao sàn tối đa là 7m: Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí lửng với tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.
Quy định chiều cao tầng trệt nhà phố
Chiều cao tầng nhà, chiều cao nhà và số tầng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của từng khu vực.
Chiều cao tầng trệt được hiểu là chiều cao tính từ khoảng cách nền tầng 1 đến sàn tầng kế tiếp. Còn trong trường hợp xây nhà 1 tầng thì chiều cao tầng trệt chính là chiều cao nhà tính từ sàn tầng 1 tới đỉnh mái nhà.
Theo bảng số liệu quy định chiều cao xây dựng nhà ở tầng trệt, chúng ta sẽ có các trường hợp cụ thể như sau:
+ Chiều rộng lộ giứi lớn hơn 20m: chiều cao tầng trệt tối đa là 7m
+ Chiều rộng lộ giới từ 7m đến 12m thì chiều cao tầng trệt theo quy định tối đa là 5,8m
+ Chiều rộng lộ giới dưới 3,5m thì chiều cao tầng trệt tối đa theo quy định là 3,8m
Theo các chuyên gia thiết kế nhà chia sẻ thì chiều cao lý tưởng nhất cho tầng trệt này là từ 3,6m đến 5m.
Xem thêm:
Một số lưu ý về chiều cao tầng trệt cho nhà ở dân dụng
Chúng tôi cũng xin chia sẻ thêm một số lưu ý về chiều cao tầng trệt cho nhà ở dân dụng:
+ Quy định về chiều cao tầng phụ thuộc vào quy hoạch của từng nơi, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng miền.
+ Đối với các tỉnh miền bắc nước ta có mùa hè nóng, mùa đông lạnh thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Lựa chọn chiều cao tầng trệt hợp lý sẽ vừa tiết kiệm năng lượng điện vừa có thể đảm bảo không gian ấm cúng vào mùa đông, thoáng đãng vào mùa hè.
+ Chiều cao tầng còn phụ thuộc vào chi phí đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng.
Bảng mật độ xây dựng nội thành
Bảng mật độ xây dựng nội thành bạn hãy xem thật kỹ nhé.
Mật độ xây dựng theo tiêu chuẩn
Mật độ xây dựng tối đa (%) đối với các quận nội thành và ngoại thành.
Trường hợp diện tích lô đất của bạn ở giữa 2 khoảng nào đó thì tính nội suy mật độ.
Ví dụ: diện tích lô đất của bạn là 83m2. Nhà bạn ở quận nội thành. Mật độ xây dựng được tính như sau:
Mật độ (%) = 90 + (85-90) / (100-75) * (83-75) = 88,4%
Như vậy, diện tích đất là 83m2, diện tích được phép xây dựng: 83 x 88,4% = 73,37m2. Phần còn lại không xây dựng là khoảng lùi và thông tầng (chừa trống) để đảm bảo mật độ.
Xem thêm:
Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình độc lập
Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình độc lập hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.
Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió…).
Tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình trong cùng lô đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Trường hợp hai công trình có chiều cao nhỏ hơn 46m
- Khoảng cách giữa các cạnh dài song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1/2 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 7m;
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m;
– Trường hợp hai công trình có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 46m
- Khoảng cách giữa các cạnh dài song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 25m;
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 15m;
– Khoảng cách giữa hai công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.
– Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dãy nhà.
Khoảng lùi của công trình
Khoảng lùi của các công trình phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7
Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
Quy định số tầng trong khu đô thị
Gồm:
- Chiều rộng lộ giới (m)
- Tầng cao cơ bản (tầng)
- Số tầng cộng thêm nếu thuộc khu vực quận trung tâm TP hoặc trung tâm cấp quận (tầng)
- Số tầng cộng thêm nếu thuộc trục đường thương mại – dịch vụ (tầng)
- Số tầng cộng thêm nếu công trình xây dựng trên khu đất lớn (tầng)
- Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 (m)
- Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng)
- Tầng cao tối đa (tầng)
+1: ý nghĩa sẽ được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản. Số tầng sẽ phụ thuộc vào lộ giới và khu vực ở là trung tâm hay ngoại ô hoặc các khu vực riêng do UBND quy định.
Chiều cao tầng và lộ giới
Gồm: chiều rộng + cao độ chuẩn tại vị trí chỉ giới xây dựng tại tầng cao tối đa (m). Xem bảng sau đây:
Độ vươn của ban công và ô văng
Hãy lưu ý: Chiều rộng lộ giới L (m) và độ vươn tối đa.
Ghi chú:
– Nhà có hẻm không được lên sân thượng.
– Đường nhỏ hơn 7m: xây trệt, lửng, 2 lầu, sân thượng
– Đường nhỏ hơn 20m: xây trệt, lửng, 2 lầu, sân thượng
– Đường lớn hơn 20m: trệt, lửng, 4 lầu, sân thượng
– Trục thương mại 5 lầu
– Những trục đường thương mại lũy bán bích 3,5m
– Phan anh, hòa bình, thạch lam, nguyễn sơn, cầu xéo, tân kỳ tân quý
– Gò dầu, tân sơn nhì, trương vĩnh kỳ, tây sơn, độc lập, tân hương, lê trọng tấn, tân kỳ tân quý, thoại ngọc hầu, bình long, âu cơ: 3m
Xem thêm:
-
Hoàn thiện nhà gồm những gì? Các hạng mục & Đơn giá chi tiết 2023
- Muốn xây nhà cần chuẩn bị gì? 10 Kinh nghiệm bạn nên biết mới 2023
Trên đây là một số thông tin về quy định chiều cao xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn, quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội và các khu đô thị là như thế nào.
Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích trong quá trình xây dựng nhà phố. Nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline hoặc để lại nhận xét phía dưới để được giải đáp!
0965048286
14/03/2023 – KTS Hồ Văn Việt