Nhà sàn gỗ là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Trước đây, nhà sàn được xây dựng từ gỗ và tre… nhưng ngày nay vật liệu đó trở nên dần khan hiếm nên đã được thay đổi từ vật liệu tự nhiên sang vật liệu bằng bê tông, cốt thép.
Việc thay đổi vật liệu vừa giúp bảo vệ rừng và môi trường mà vẫn giữ nguyên được bản sắc truyền thống, tính độc đáo của nghệ thuật xưa cũ theo thời gian.
Nếu bạn đang tìm kiếm và lựa chọn mẫu thiết kế nhà sàn gỗ đẹp hãy cùng Nội thất MyHouse tham khảo ngay những mẫu nhà sàn gỗ sau:
Lí do nào khiến nhà sàn gỗ được ưa chuộng?
Nhà sàn gỗ tạo ra cái nhìn ấn tượng đẹp, sang trọng hơn so với các vật liệu khác mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Cùng tìm hiểu các lợi ích tuyệt vời khi lựa chọn xây dựng nhà sàn gỗ:
- Nhà sàn gỗ xây dựng được trên mọi địa hình, kể cả những nơi có ao, hồ, sông, suối, địa hình không bằng phẳng hoặc chênh lệch lớn về độ cao.
- Giúp tránh các loại côn trùng nguy hiểm như rắn rết bò vào nhà gây hại cho con người, nhất là nhà có người già, trẻ em
- Tận dụng tối đa không gian để làm kho chứa đồ, khu vực để xe dưới tầng
- Hạn chế khói bụi, ô nhiễm không khí, mang đến không gian sống trong lành, mát mẻ cho gia chủ.
Đặc trưng kiến trúc nhà sàn gỗ phổ biến hiện nay
Nhà sàn gỗ ở mỗi vùng miền dân tộc Việt Nam sẽ có những đặc trưng riêng. Nổi bật là nhà sàn của Tây Nguyên, Tây Bắc thuộc dân tộc Tày, Mường, Thái và nhà sàn Nam Bộ.
Nhà sàn gỗ dân tộc Tày
Điểm đặc trưng của nhà sàn gỗ dân tộc Tày là số lượng cột phải lẻ từ 24 – 38 cột. Mái nhà được đan từ lá cọ, thường có dạng hai mái. Người Tày rất chúng trọng về hướng nhà do vậy, khi làm nhà chúng ta cần chú ý: hướng đi lên của nhà cần theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Nhà sàn cần phải có nhiều gian, phòng khác sẽ đặt bàn thờ tổ tiên, gian giữa dành cho ông, bà, bố người lớn tuổi, bên trái dành cho vợ chồng mới cưới và bên phải dành cho con cháu dựng bên sườn đồi, dưới chân núi hoặc trên bãi đất ven suối hay kiểu tựa lưng vào núi và hướng ra cánh đồng.
Nhà sàn gỗ dân tộc Thái
Nhà sàn của dân tộc Thái có kết cấu mái dốc lợp tranh, nhà có 5 – 7 gian, sàn cao khoamngr 1,3 – 2,4m. Nhà có hai cầu thang, một cho đàn ông (7 bậc), một cho phụ nữ (9 bậc). Nhà có các chi tiết đặc trưng như Khau – cút, hoa văn lan can, cửa sổ. Nhà sàn của người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa, nhà người Thái trắng mái đầu hổi phẳng.
Nhà sàn gỗ Tây Nguyên
Nhà sàn ở Tây Nguyên được xây dựng theo hướng Bắc Nam để đón gió mát cũng như tránh nắng gay gắt. Ở Tây Nguyên, nhà sàn sẽ được xây từ 3 đến 7 gian tùy theo số lượng thành viên trong gia đình. Kích thước: rộng 5,6m đến 7m thông thường là 3m một gian tùy theo số lượng gian. Cầu thang nhà sàn bên trái được khắc mặt trăng khuyết và đôi bầu vú, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Hình chạm khắc con rùa được đặt ở bên phải biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
Nhà sàn gỗ Tây Nguyên còn là nơi thể hiện nghệ thuật tạo hình trên cột, xà với những tác phẩm điêu khắc chạm nổi, vẽ nên những hình ảnh quen thuộc với cư dân vùng rừng núi như chim, voi, rùa, mặt trời…
Nhà sàn gỗ kiến trúc Nam Bộ
Nhà gỗ Nam Bộ sử dụng nhiều rường cột, rường kèo và rường mè với lối kiến trúc chữ đinh, chữ khẩu. Các gian trong nhà được phân cách bằng cột, chỉ sử dụng vách ngăn cho hai chái ở hai đầu nhà. Thông thường, một ngôi nhà sẽ có 3 gian 2 chái với 56 cột.
So với các nhà sàn ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nhà sàn sàn ở Nam Bộ không có gì đặc trưng, chúng được xây lên với mục đích để ở. Các công trình nhà sàn miền Nam Bộ thường được xây dựng trên mặt nước sông, kênh, rạch, ruộng.
Tổng hợp mẫu nhà sàn gỗ đẹp
Dự toán chi phí làm nhà sàn gỗ chi tiết cập nhất
Tùy theo kết cấu của từng ngôi nhà và yêu cầu của khách hàng cho từng mẫu nhà, chúng ta sẽ có bảng giá nhà sàn gỗ cụ thể. Chúng ta có thể xem xét một vài yếu tố sau:
- Kiểu dáng nhà sàn
- Kích thước của ngôi nhà: chiều dài, chiều rộng. chiều cao, diện tích sàn,…
- Kết cấu nhà: số cột, số phòng, tường, kiểu mái
- Phụ kiện: nội thất, ngoại thất…
Xem thêm:
Có thể thấy rằng, hình ảnh những ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn giản, nhưng đầy đủ tiện nghi luôn vó vẻ đẹp độc đáo riêng. Nhà sàn gỗ đem đến cảm giác ấm cúng vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè do vậy ngày nay đa phần khi mọi người xây nhà bên cạnh sườn núi hay đồi, chỗ trũng kể cả trên đất bằng phẳng cũng có rất nhiều người yêu thích kiểu nhà này.
Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại hình kiến trúc nhà sàn gỗ ở Việt Nam – một vẻ đẹp văn hóa dân tộc được lưu truyền mãi về sau.
19/10/2022 – KTS Hồ Văn Việt