Gỗ me tây – loại gỗ có vân đẹp, độ bền cao và vô cùng chắc chắn. Vì thế, nhu cầu sử dụng loại gỗ này hiện nay rất cao, đặc biệt thích hợp sử dụng trong việc sản xuất các loại bàn ghế.
Vậy gỗ me tây có thực tốt? Độ bền trải nghiệm như thế nào? Mức giá gỗ me tây hiện nay bao nhiêu?
Hãy cùng Myhouse tìm hiểu ngay những thông tin về cây gỗ thú vị này sau đây nhé!
Tìm hiểu về cây gỗ me tây
Gỗ me tây là gì?
Cây me tây có tiếng anh là Saman, còn được gọi là cây Còng, cây Muồng Tím, muồng ngủ.
Mô tả cây me tây
Cây gỗ cực lớn, cao từ 15-25 m, trong điều kiện thích hợp có thể cao đến 50 m, gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi tán cây rộng đến 30 m, hơn cả chiều cao của cây, tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù.
Vỏ cây màu nâu đen. Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm. Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá nhỏ dài 2–4 cm, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa nên có tên gọi là cây mưa. Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10– 20 cm.
Những tán lá xòe rộng có độ bao phủ lớn nên thường trồng làm cây bóng mát trên các con phố hiện nay. Phần gốc được bè to như gốc đa, lá cây dạng kép hình lông chim, một nhánh sẽ có nhiều lá nhỏ thon bầu dục, mọc song song nhau.
Mùi thơm của hoa me tây rất đặc trưng, thơm dịu nhẹ. Hoa có màu tím hoặc sắc hồng.
Vì tán rộng, mùi thơm dễ chịu nên loại cây này rất được ưa chuộng hiện nay.
Gỗ me tây thuộc nhóm mấy?
Do những loại gỗ quý hiếm như gỗ sưa, gỗ thủy tùng…ngày càng cạn kiệt và liệt vào danh sách đỏ cần bảo tồn. Vì thế, nhu cầu lựa chọn loại gỗ me tây được đẩy lên cao hơn.
Không nhất thiết phải lựa chọn những loại gỗ nhóm I, II..mà các bạn hoàn toàn có thể tham khảo gỗ me tây thuộc nhóm VI. Bởi vì giá trị và lợi ích của cây me tây mang lại cũng rất tốt.
Gỗ me tây được trồng ở đâu?
Nguồn gốc của loài cây này xuất phát từ đâu? Người ta sẽ thường thấy cây gỗ me tây ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới và trên vùng đảo Thái Bình Dương.
Đặc biệt, me tây còn được biết đến là một loại cây tiêu biểu, đặc trưng tại đất nước Singapore xinh đẹp.
Nhờ vào việc tạo ra nhiều bóng mát, có giá trị nên cây me tây cũng được trồng khá nhiều trên các đường phố như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Đặc điểm chung của gỗ me tây
Phần trên là đặc điểm của cây me tây, còn gỗ me tây có đặc điểm như thế nào?
Được biết gỗ me tây là loại gỗ ở tầm trung, nhẹ hơn gỗ cẩm, gỗ lim. Vân gỗ me tây rõ nét, nổi bật, các thớ gỗ được xẻ ra mịn, đều. Do đó, rất được ưa chuộng trong việc sử dụng làm các sản phẩm nguyên tấm như bàn ghế.
Gỗ me tây cũng chắc chắn, độ cứng dẻo tốt, khả năng ứng dụng vào sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ phù hợp.
Gỗ me tây có tốt không?
Nếu như gỗ me tây không tốt thì chắc chắn sẽ không nhận được những đánh giá, những sự lựa chọn của khách hàng trong nhiều năm qua như vậy.
Vì thế, câu trả lời cho gỗ me tây có tốt không có lẽ các bạn cũng đã tự nhận định được.
Thay vì chạy theo các loại gỗ đắt tiền trong khi kinh tế không cho phép thì phương pháp chuyển qua gỗ me tây sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Khảo sát từ thực tế nhiều khách hàng sử dụng gỗ me tây cho thấy, chất lượng độ bền tốt, chống cong vênh, mối mọt tương đối. Đặc biệt, màu sắc vân gỗ rất đẹp dù dùng lâu.
Ứng dụng
Từ các dữ liệu và thông tin trên, các bạn có thể thấy rõ được lợi ích của cây me tây đối với cuộc sống là có tác dụng làm bóng mát và lấy gỗ.
Sở hữu những tán lá rộng, to nên được lựa chọn là loại cây trồng trên các tuyến phố lớn, mang lại bóng mát và giúp hạn chế khói bụi cho con người.
Lợi ích chính là lấy gỗ để tạo ra các sản phẩm nội thất, thủ công mỹ nghệ…
Nội thất làm bằng gỗ me tây có tốt không?
Những nội thất được làm từ gỗ me tây chất lượng hình thức và độ bền ổn định. Đặc biệt đối với những người yêu thích sử dụng gỗ tấm nguyên trong việc làm bàn ghế thì đây chính là lựa chọn chính xác.
Nội thất gỗ me tây hiện nay được sử dụng rất phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Ngay các quán trà sữa, văn phòng…cũng đầu tư những loại bàn ghế gỗ me tây để tạo ấn tượng với khách hàng.
Cho nên, nếu có ý định làm nội thất gia đình bằng gỗ me tây thì đừng đắn đo, hay quyết định ngay để có thể tạo điểm nhấn mới cho gia đình nhà mình bằng những sản phẩm tuyệt đẹp từ gỗ me tây.
Giá gỗ me tây có phù hợp với chất lượng không?
Khi so sánh giá thành và chất lượng gỗ thì mọi người đều có thể yên tâm và thấy số tiền đầu tư là hoàn toàn xứng đáng.
Đặc biệt, giá gỗ me tây đã có sự điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với thời gian về trước.
Nếu muốn mua được giá chuẩn tương ứng với chất lượng gỗ nên lựa chọn sáng suốt đơn vị cung cấp. Vì cũng có nhiều nơi muốn tăng lợi ích kinh tế dẫn đến việc cung cấp gỗ me tây chất lượng kém, gỗ giả cho khách hàng.
Gỗ me tây giá bao nhiêu?
Me tây không phải là gỗ quý hiếm có giá hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng bình dân.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ khai thác lấy gỗ cũng là nguyên nhân khiến giá gỗ rẻ.
Gá gỗ me tây có thể cao hơn gấp đôi giá gỗ cao su, gần bằng gỗ xoan đào…Tóm lại, giá ở mức vừa phải, dễ mua, dễ dùng.
Mức giá cho một sản phẩm bàn tấm gỗ nguyên kích thước khoảng 1700 x 850 x 50mm, loại chân sắt bình thường rơi vào tầm gần 10 triệu đồng.
Đây là khoảng giá tham khảo có thể thay đổi bất cứ thời điểm nào. Cho nên, hãy liên hệ sớm với Myhouse để nhân viên tư vấn hỗ trợ, báo giá tốt hơn nhé!
Một số sản phẩm từ gỗ me tây
Các sản phẩm từ
Trên đây là bài viết chi tiết ngắn gọn nhất về cây gỗ me tây được Nội Thất My House gửi đến các bạn. Gỗ me tây hay gỗ còng là một trong những loại gỗ được ứng dụng phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về dòng vật liệu nội thất này bạn có thể để lại bình luật bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp tới Hotline của chúng tôi. Với 02 nhà máy sản xuất nội thất gỗ me tây là vật liệu không thể thiếu với những không gian nội thất gỗ hiện địa sang trọng hiện nay.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Gỗ sưa | Gỗ sưa đỏ | Gỗ gõ đỏ | Gỗ ghép | Gỗ xá xị |
Gỗ sồi | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai | Gỗ thông | Gỗ thủy tùng |
Gỗ trắc | Gỗ Pallet | Gỗ căm xe | Gỗ lim | Gỗ đinh hương |
Gỗ bách xanh | Gỗ óc chó | Gỗ mdf | Gỗ hương | Gỗ lũa |
Gỗ trầm hương | Gỗ hương đá | Gỗ ép | Gỗ nhựa | Gỗ hoàng đàn |
Gỗ hóa thạch | Gỗ sồi nga | Gỗ dổi | Gỗ gụ | Gỗ Pơ mu |
17/05/2019 – KTS Hồ Văn Việt