Những câu chuyện về các loại gỗ quý có giá trị lớn về hương thơm như gỗ kỳ nam, gỗ trầm hương…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cho nên, bài viết sau sẽ đề cập đến gỗ kỳ nam – một loại gỗ được nhiều người băn khoăn, thắc mắc không biết có tốt không, so sánh với gỗ trầm hương thì như thế nào?
Tìm hiểu về gỗ kỳ nam
Gỗ kỳ nam là gì?
Kỳ nam là loại gỗ chứa nhiều nhựa thơm được sinh ra từ cây Dó bầu, có giá trị kinh tế vô cùng lớn.
Vì thế, gỗ kỳ nam thường được so sánh nhiều với gỗ trầm hương, hai dòng gỗ có mùi hương tinh túy, dễ chịu.
Phân bố – nguồn gốc gỗ kỳ nam
Hiện nay ở nước ta, gỗ kỳ nam được tìm thấy chủ yếu trong các cánh rừng nguyên sinh tại các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ngãi…
Phân loại gỗ kỳ nam
Có 4 loại gỗ kỳ nam theo như tài liệu thống kê:
Bạch kỳ
Có màu trắng, nhiều dầu và mềm
Huỳnh kỳ
Màu vàng nhựa sáp ong, cứng và nặng
Thanh kỳ
Có màu hơi xanh, nhiều dầu, ít dầu thì cứng
Hắc kỳ
Có màu đen và cứng
So sánh gỗ kỳ nam với trầm hương
Tiêu chí so sánh | Gỗ kỳ nam | Gỗ trầm hương |
Quá trình hình thành | Kỳ nam được tạo thành từ sự biến đổi hoàn toàn các phân tử gỗ. | Tạo thành từ gỗ ít tẩm nhựa hơn, do vậy có mùi thơm ít hơn. |
Màu sắc | Nâu đậm hoặc đen | Màu nâu sọc chỉ nâu đen |
Vị | Đủ vị chua, cay, đắng, ngọt | Đắng |
Tính chất | Mềm như sáp ong, khó nhận biết thớ gỗ, chìm trong nước | Trọng lượng nhẹ, nổi trên mặt nước.
Vân đậm nhạt và gợn sóng. |
Mùi hương | Kỳ Nam có mùi thơm rất ngào ngạt, dù gói kín nhiều lớp thì vẫn không giấu được mùi thơm. | Mùi hương nhẹ, khói trầm kết xoáy, tan nhanh trong không khí |
Phân loại | 4 loại bạch kỳ, kỳ hắc, kỳ huỳnh, kỳ thanh như ở mục phân loại đã nếu rõ. | 6 loại 1-6 theo chất lượng, loại 1 dzách lầu là hàng xịn, loại 6 là hàng xô. |
Giá trị kinh tế | Cao hơn | Thấp hơn |
Gỗ kỳ nam có tốt không?
Tinh dầu hương thơm của gỗ kỳ nam thật sự sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, minh mẫn…là thứ giúp thư giãn tương đối tốt dành cho mọi người.
Phải mất một thời gian khá dài, quy trình biến đổi mới tạo ra được những mảnh gỗ kỳ nam chất lượng hảo hạn, có hương thơm tinh túy. Bởi thế, gỗ kỳ nam thực sự là loại gỗ đắt như vàng, đắt hơn cả loại trầm hương.
Với những thông tin như vậy có lẽ các bạn cũng đã tự có đáp án về câu hỏi gỗ kỳ nam có tốt không? Cho chính mình rồi đó.
Gỗ kỳ nam giá bao nhiêu?
Bao nhiêu tiền thì có thể mua được gỗ kỳ nam? Một cái giá khá cao để bạn có thể có được một ít gỗ kỳ nam, nên không phải ai cũng mạnh tay chi tiền để mua các sản phẩm làm từ gỗ kỳ nam sử dụng.
Có những thời điểm giá gỗ kỳ nam tăng nhanh chóng từ 100 triệu đồng/kg, 300 triệu đồng, 500 triệu đồng, thậm chí có thời điểm lên đến 1 tỷ đồng để có được 1 kg gỗ.
Có những sản phẩm từ gỗ kỳ nam trở nên vô giá, nhiều người không muốn bán, người mua cũng khó có thể mua được.
Yếu tố đã khiến cho gỗ kỳ nam đắt hơn vàng đó chính là do tâm linh, phong thủy. Mọi người đều cho rằng khi có được một chút gỗ kỳ nam, sản phẩm từ gỗ này trên người, trong nhà sẽ như một thứ bùa hộ mệnh, tránh tà ma, mang vận may đến…
Có lẽ vì thế nên giá gỗ kỳ nam vẫn luôn là câu hỏi và không ai có thể định giá chính xác cho dòng gỗ này?
Một số mẫu sản phẩm về gỗ kỳ nam
Tác dụng gỗ kỳ nam
Trong đông y
Dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như tiêu chảy, trị ho, trị đau bụng…
Xua đuổi côn trùng từ tinh dầu như các loại ruồi, muỗi…
Dùng tinh dầu làm sạch nhà cửa, không gian thoáng đãng, dễ chịu hơn. Đảm bảo khi có tinh dầu kỳ nam các bạn sẽ thấy đầu óc thư thái, minh mẫn, giải tỏa áp lực đi rất nhiều.
Kỳ nam được dùng chế tạo nước hoa, dầu bôi lên cơ thể trị các bệnh ốm vặt, cảm mạo.
Trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, tạc tượng
Một số mẫu sản phẩm thực tế:
Như vậy, gỗ kỳ nam là một trong những loại gỗ có giá trị lớn về mùi hương, mang lại tinh thần thoải mái, thư thái cho con người. Chỉ cần có một chút gỗ kỳ nam trong nhà hoặc làm thành chuỗi vòng đeo tay cũng sẽ tạo cảm giác an yên cho rất nhiều người.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Gỗ sưa | Gỗ sưa đỏ | Gỗ gõ đỏ | Gỗ ghép | Gỗ xá xị |
Gỗ sồi | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai | Gỗ thông | Gỗ thủy tùng |
Gỗ trắc | Gỗ Pallet | Gỗ căm xe | Gỗ lim | Gỗ đinh hương |
Gỗ bách xanh | Gỗ óc chó | Gỗ mdf | Gỗ hương | Gỗ lũa |
Gỗ trầm hương | Gỗ hương đá | Gỗ ép | Gỗ nhựa | Gỗ hoàng đàn |
Gỗ hóa thạch | Gỗ sồi nga | Gỗ dổi | Gỗ gụ | Gỗ Pơ mu |
Xem thêm:
17/07/2020 – quantri