Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo kết hợp cùng các vụn gỗ và các chất phụ gia để tạo nên các ván gỗ công nghiệp.
Đa phần gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu tái sinh, tái chế, cành, vụn gỗ, phần không dùng đến của gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất hiện nay, đa phần dùng gỗ công nghiệp bởi những ưu điểm vượt trội: thẩm mỹ cao, ít cong vênh mối mọt.
Các loại gỗ công nghiệp hiện nay trên thị trường thường có 2 thành phần cơ bản: cốt gỗ và lớp phủ bề mặt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay dưới đây:
Một số loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Cốt gỗ công nghiệp Plywood
Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên, lạng mỏng ra thành từng tấm có độ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.
Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, thậm chí 11 lớp. Lý giải cho điều này như sau: Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.
Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.
Cốt gỗ công nghiệp HDF
Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn tốt: Kết cấu chặt chẽ nhờ sự liên kết bột gỗ của chất keo và phụ gia nên gỗ HDF có khả năng chống thấm nước tốt. Bên cạnh đó, lớp mặt ngoài gỗ được phủ melamine, verneer hoặc sơn phủ PU nên có thể tăng cường khả năng chống ẩm, chống thấm nước. Bên cạnh đó, gỗ HDF rất khó bị mài mòn, chống trầy xước tốt nhờ được phủ các lớp hóa chất như nhôm oxit nên có độ cứng cao.
Hiểu rõ hơn về gỗ HDF tại: https://noithatmyhouse.net/go-hdf/
Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Gỗ HDF có khả cách âm cách nhiệt tốt, nên thích hợp sử dụng cho phòng ngủ, phòng học, văn phòng.
Độ chống cháy cao: Gỗ HDF rất khó bắt lửa ngay cả đối với ngọn lửa trần nên đây là loại vật liệu có khả năng chống cháy cao. Với những ngọn lửa lớn, gỗ này cũng chỉ đế lại vết xém nhẹ và dễ dàng lau sạch được bằng một chiếc khăn vải ẩm.
Gỗ có độ cứng lớn nên rất ít bị cong vênh khi va đập và trong quá trình sử dụng lâu dài. Nhờ đặc tính này, gỗ HDF thường được dùng để làm ván sàn cho: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang… Các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ…
Cốt gỗ công nghiệp MDF
Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly nhưng phổ biến vẫn là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.
Có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.
Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia:
- MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
- MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
- MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
- MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer)
Gỗ MDF có giá thành vừa phải và rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Dù giá rẻ nhưng do dây chuyền sản xuất hiện đại, toàn cầu hóa cho nên sản phẩm luôn đạt chất lượng, không bị cong vênh, co ngót hay gặp phải các hiện tượng mối mọt như gỗ tự nhiên.
- Tìm hiểu rõ hơn về Gỗ MDF: https://noithatmyhouse.net/go-mdf/
Cốt MDF chống ẩm
Cốt MDF chống ẩm là gỗ MDF có màu xanh, trong quá trình tạo cốt gỗ sẽ được thêm các hạt hút ẩm nên sẽ nặng hơn các loại gỗ thường khác. MDF có màu xanh có khả năng chịu nước tốt hơn MDF thông thường.
Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai do đó không thể làm được các đồ dùng trạm trổ điêu khắc như gỗ tự nhiên. Độ dầy của loại gỗ này cũng có giới hạn cho nên với những đồ vật có độ dày lớn thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Cốt gỗ công nghiệp MFC
Cốt ván dăm (MFC) là loại cốt gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su,…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. au đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen…phổ biến hơn cả là loại 9ly và 18ly. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
Đặc điểm của ván dăm là không mịn, bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng phân biệt được đâu là dăm gỗ. Hầu hết các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.
Cốt ván dăm cũng có 2 loại, loại thường (cốt đỏ) và loại chống ẩm (cốt xanh). Loại chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm nên nặng hơn loại thường khoảng 40-60kg/m3 gỗ.
Loại chống ẩm thường dùng làm nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh… Bên cạnh đó, loại vật liệu này đặc biệt được dùng làm tủ hồ sơ nhằm bảo vệ tốt tài liệu bên trong. Vật liệu này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều ở Việt Nam, nhất là tại miền Bắc.
Cốt ván dăm nhìn chung có tính chất là nhẹ, dễ gia công nên rất phù hợp để chế tạo nội thất văn phòng như: Bàn văn phòng, tủ hồ sơ, tủ tài liệu, vv…
Gỗ công nghiệp tấm compact (gỗ nhựa)
Gỗ nhựa là vật liệu mới được làm từ gỗ và các chất phụ gia. Nhựa ở đây có thể là PVC, PP, HDPE, ABS,…
Gỗ nhựa có những đặc tính như gỗ có thể gia công bằng công cụ mộc vừa có tính nhựa có khả năng chống ẩm mốc, mối mọt tốt,… Gỗ nhựa so với các loại gỗ khác thì chúng dễ dàng uốn, cố định để tạo thành các đường cong lớn.
Ngày nay gỗ nhựa có thể sử dụng làm ngoại thất vừa đẹp vừa chống nắng, mưa gió, tốt,…
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn bằng các loại keo chuyên dụng: Keo Urea, Phenol Formaldehyde, Polyvinyl Acetate,..)
Trước khi thực hiện ghép thanh gỗ cần phải trải qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy.
Gỗ công nghiệp ghép thanh là sản phẩm được tạo ra với công nghệ kỹ thuật cao nên có tính ổn định vật lý tốt, chịu nước, chống va đập và xầy xước, độ bền không thua kém gỗ tự nhiên, giá thành rẻ.
Tuy nhiên gỗ ghép thanh có màu sắc không đồng đều do được ghép từ nhiều mảnh khác nhau, và vân gỗ không được đẹp.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Bề mặt Melamine
Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm.
- Tìm hiểu rõ hơn về bề mặt Melamine và bảng màu
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF)
Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với người thích phong cách tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuông nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng.
Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy, kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.
Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị, showroom .. cần màu sắc bắt mắt thì giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. laminate màu xanh, đỏ, cam, nhũ với bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng hay bề mặt kính cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Loại này thích hợp cho không gian lớn, sang trọng như đại sảnh, hành lang hay hội trường của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.
- Cách phân biệt Laminate và Melamine
- Gỗ Laminate và bảng màu
- Laminate bóng gương
- Laminate vân đá
Bề mặt Veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp
Gỗ Veneer rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, mà vẫn mang vẻ đẹp riêng biệt và đẳng cấp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra nó còn có nhiều tính năng như chống cong vênh, mối mọt, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ tự nhiên tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ Veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp.
- Tìm hiểu cách phân biệt venner tự nhiên và venner kỹ thuật
Bề mặt Acrylic
Acrylic là loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ với đặc điểm nổi bật có thể có màu sắc hoặc trong suốt nên thường được gọi là gỗ bóng gương hay Mica.
Nhờ đặc tính sáng bóng, màu sắc đa dạng gỗ Acrlic được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: tủ bếp, vách ốp phòng khách, phòng ngủ, tủ quần áo, tủ trang trí,… Tuy nhiên gỗ Acrylic có giá thành cao sơ với các lớp phủ bề mặt khác.
Hiểu thêm về gỗ Acrylic và bảng màu tại: https://noithatmyhouse.net/go-acrylic/
Tham khảo:
So sánh ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Giá cả phù hợp: So với gỗ tự nhiên chắc chắn rằng gỗ công nghiệp có giá thấp hơn với quy trình sản xuất đơn giản, tiết kiệm nhân công và nguyên liệu. Đây cũng là yếu tố giúp gỗ công nghiệp ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Sự chênh lệch về mức giá cũng phụ thuộc vào từng chất liệu gỗ công nghiệp khác nhau.
Khả năng chịu cong vênh tốt: Gỗ công nghiệp với ưu điểm không bị cong vênh hay co ngót. Do vậy gỗ công nghiệp được ứng dụng vào làm nhiều đồ dùng nội thất khác nhau trong gia đình.
Tiết kiệm thời gian thi công: Gỗ công nghiệp khi nhập về thường được làm sẵn phôi gỗ dưới dạng tấm do vậy thợ chỉ cần cắt, ghép và dán mà không cần đến các quá trình xẻ gỗ, bào gỗ hay gia công bề mặt phức tạp như gỗ tự nhiên giúp tiết kiệm thời gian sản xuất.
Tạo được nhiều phong cách đa dạng: Gỗ công nghiệp dễ dàng uốn nắn do vậy tạo được nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau phù hợp với các phong cách thiết kế hiện đại, trẻ trung,… tạo công năng sử dụng cao.
Nhược điểm
Độ bền và tuổi thọ: Độ bền và tuổi thọ của gỗ công nghiệp chắc chắn không thể so sánh được với gỗ tự nhiên, tuy nhiên hiện nay gỗ công nghiệp có tuổi thọ trung bình trên 10 năm điều này phụ thuộc vào cách sử dụng và bảo quản của từng cá nhân, cũng như chất lượng ban đầu của sản phẩm.
Hạn chế về hoạ tiết. Gỗ công nghiệp không thể tạo ra những chi tiết, hoạ tiết mỹ thuật phức tạp như gỗ tự nhiên do tính chất cơ lý và cấu trúc của chúng.
Gỗ tự nhiên
Ưu điểm
Độ bền cao: Gỗ tự nhiên có độ bền cao kéo dài trên 20 năm thậm chí một vài loại gỗ tốt có tuổi thọ lên đến 30, 50 năm. Đặc biệt với những loại gỗ hiếm tuổi thọ càng cao thì giá trị sử dụng càng tăng theo thời gian. Một số loại gỗ quý hiếm như: Pơ mu, Giáng Hương, Định Hương, Gụ, Trắc,….
Vẻ đẹp thiên nhiên: Sử dụng gỗ tự nhiên với những vân gỗ đẹp, đặc trưng tạo nét đẹp thiên nhiên cho ngôi nhà của bạn. Mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có các đường vân không giống nhau, tuỳ thuộc vào sở thích cá nhân người ta có thể chọn loại vân gỗ và màu sắc phù hợp.
Khả năng chống nước cao: Ưu điểm nổi bật không thể thiếu của gỗ tự nhiên là khả năng thấm nước cao do quá trình tẩm sấy và sơn bảo quản kỹ lưỡng.
Tính thẩm mỹ cao: Gỗ tự nhiên dễ dàng điêu khắc các hoạ tiết, hoa văn nghệ thuật nên đó tạo nét đẹp phong phú riêng.
Phong cách thiết kế phù hợp: Cổ Điển, Tân Cổ Điển, Luxury, ấm cúng, sang trọng,…
Nhược điểm
Nguy cơ cong vênh, co ngót: Nếu quy trình tẩm sấy không cẩn thận và kỹ càng và việc thi công nội thất không được thực hiện bởi thợ lành nghề và đầy đủ trang thiết bị máy móc chắc chắn sẽ tồn tại nguy cơ cao bị cong vênh, co ngót. Đặc biệt ở các sản phẩm cánh tủ và cánh cửa.
Chi phí cao: Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và phần lớn hiện nay được nhập khẩu. Do đó, chi phí mua và sản xuất nội thất từ gỗ tự nhiên rất cao.
Báo giá nội thất đồ gỗ công nghiệp
Giá thu công nội thất đồ gỗ công nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Cốt gỗ lựa chọn
- Chất phủ bề mặt
- Kích thước và diện tích ngôi nhà
- Tuỳ từng thời điểm trong năm
Để hiểu rõ hơn về giá một số sản phẩm nội thất chính trong gia đình cùng tham khảo bảng giá sau (lưu ý: Giá sẽ có sự tăng, giảm tuỳ từng thời điểm)
Cốt gỗ sử dụng MDF chống ẩm phủ Melamine (thùng tủ sử dụng Melamine)
Bảng giá gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine
Sản phẩm | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
---|---|---|
Tủ giày | M2 | 3.442.500 |
Tủ rượu cạnh bàn ăn | M2 | 3.442.500 |
Kệ tivi treo | MD | 3.037.500 |
Tủ bếp trên kịch trần | MD | 3.442.500 |
Tủ bếp dưới | MD | 4.320.000 |
Tủ quần áo kịch trần | M2 | 3.982.500 |
Giường ngủ kích thước 2 x 2,2m | CHIẾC | 11.000.000 - 13.000.000 |
Bàn trang điểm kết hợp bàn làm việc + đôn ngồi | CHIẾC | 5.000.000 - 10.000.000 |
Tab đầu giường | CHIẾC | 3.000.000 - 7.000.000 |
Cốt gỗ sử dụng MDF chống ẩm phủ Laminate (thùng tủ sử dụng Melamine)
Bảng giá gỗ công nghiệp MDF chống ẩm phủ Laminate
Sản phẩm | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
---|---|---|
Tủ giày | M2 | 4.927.500 |
Tủ rượu cạnh bàn ăn | M2 | 4.927.500 |
Kệ tivi treo | MD | 5.602.500 |
Tủ bếp trên kịch trần | MD | 4.995.000 |
Tủ bếp dưới | MD | 5.400.000 |
Tủ quần áo kịch trần | M2 | 5.467.500 |
Giường ngủ kích thước 2 x 2,2m | CHIẾC | 15.000.000 - 17.000.000 |
Bàn trang điểm kết hợp bàn làm việc + đôn ngồi | CHIẾC | 7.000.000 - 12.000.000 |
Tab đầu giường | CHIẾC | 5.000.000 - 10.000.000 |
Chi tiết báo giá về các loại gỗ và lớp phủ khác ( MDF chống ẩm phủ veneer, MDF chống ẩm phủ Acrylic, gỗ HDF phủ Melamine,…) xem tại đây:
Ứng dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế – thi công nội thất
Gỗ công nghiệp là lựa chọn sáng giá cho không gian nội thất hiện đại, mang đến vẻ đẹp sang trọng, được nhiều gia đình ưa chuộng ngày nay
Công trình thiết kế và thi công nội thất bằng gỗ công nghiệp của MyHouse
Tên công trình: Chung cư Sol Forest – EcoPark
Diện tích: 70m2
Chủ đầu tư: Chị Vân – Anh Hùng
Tên công trình: Chung cư Ciputra
Diện tích: 56m2
Chủ đầu tư: Anh Vinh – Chị Hoa
Tên công trình: Nhà phố 3 tầng Yên Nghĩa – Hà Đông
Diện tích: 50m2
Chủ đầu tư: Anh Thắng – Chị Hoài
Đơn vị thiết kế – thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng
Hiện nay trên thị trường có hàng nghìn công ty thiết kế – thi công nội thất gỗ công nghiệp đa dạng về mẫu mã, chất liệu. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn đơn vị phù hợp với nhu cầu của mình.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề xuất và thi công nội thất đồ gỗ công nghiệp cho đa dạng các loại hình nhà ở: chung cư, nhà phố, biệt thự và các loại hình nhà ở khác. Chúng tôi có xưởng sản xuất nội thất riêng lên đến 6000m2 với trang thiết bị máy móc hiện đại giúp tối ưu chi phí tốt nhất so với thị trường.
Chúng tôi luôn hoan nghênh khách hàng xuống tận xưởng để hiểu rõ hơn về quy trình, và vật liệu sẽ sử dụng cho ngôi nhà của mình.
MyHouse cam kết mang đến cho bạn một không gian sống tuyệt vời nhất. Liên hệ với chúng tôi để nhận được báo giá và tư vấn chi tiết.
05/07/2023 – KTS Hồ Văn Việt