Gỗ chiêu liêu là một trong những loại gỗ quý hiếm được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như đặc điểm của dòng gỗ này. Cùng Nội Thất My House làm rõ chủ đề gỗ chiêu liêu dưới bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về gỗ chiêu liêu
Gỗ chiêu liêu là gì?
Cây gỗ chiêu liêu phân bố ở đâu?
Chiêu liêu thường được trồng ở những nơi thoáng đãng, ánh mặt trời có thể trực tiếp chiếu vào. Với đặc tính chịu hạn tốt thì loại gỗ này có thể sống cả ở những nơi khắc nghiệt như sa mạc. Chúng được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam chiêu liêu mọc hoang dại trong các rừng tự nhiên từ Quảng Ninh đến các tỉnh Tây Nguyên như Kontum , Daknong, Daklak và các tỉnh phía nam như Đồng Nai,..
Đặc điểm sinh học của cây gỗ chiêu liêu là gì?
Như đã nói ở trên chiêu liêu được biết đến là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt.
- Đây là dòng cây thường xanh, vỏ gần nhẵn, cành non có khía phủ lông tơ mịn.
- Cây có lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 10-15 cm, cuống lá dài 2-3 cm. Lá kèm nhỏ và sớm rụng. Lá chét 7-15 đôi, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài và kích thước khoảng 3-7 cm, rộng 1-2 đầu tròn với một mũi kim ngắn.
- Lá bắc hình trứng ngược, đầu có mũi nhọn dài. Cánh đài 5 hình tròn, dày, không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông nhung.
- Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành, nhiều hoa.
- Cánh tràng màu vàng có hình trứng ngược, rộng, có móng ngắn, nhị 2 chiếc, mở ở đỉnh.
- Quả của cây chiêu liêu có hình dẹt, nhẵn, lượn sóng theo chiều dọc, với những đường nối nổi lên, dài khoảng 20-30cm rộng 15-20 mm.
- Hạt cây có khoảng 20-30, quả dẹt, hình bầu dục rộng, có màu nâu nhạt khi khô.
Gỗ chiêu liêu thuộc nhóm mấy?
Ở Việt Nam gỗ của loài cây này được xếp vào nhóm I nhưng chúng lại không nằm trong nhóm thực vật quý hiếm, cấm khai thác, tàng trữ, vận chuyển,
Gỗ chiêu liêu có tốt không?
Để biết được rằng gỗ chiêu liêu có tốt không? Có nên sử dụng loại gỗ này không? Thì trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm và ưu điểm nổi trội của loại gỗ này.
- Gỗ chiêu liêu có đường kính lớn vào khoảng 60-85cm.
- Gỗ có giác lỗi phân biệt, giác màu vàng đến trắng, dày khoảng 3-7cm, lõi nâu đậm đến đen tím hay thôi màu nếu gặp nước, màu sắc của gỗ tạo nên sự sang trọng và huyền bí cho các sản phẩm làm từ chúng.
- Thớ gỗ thẳng, kết cấu thô, chất gỗ cứng, nặng. Tỉ trọng của gỗ chiêu liêu vào khoảng 0,912, lực kéo ngang thớ 19kg/cm², nén dọc thớ 722/kg/cm², oằn 1.995 kg/cm², hệ số co rút 0,37.
- Đây là loại gỗ có lõi khó mục, không bị mối mọt ăn.
- Tom gỗ chiêu liêu nhỏ mịn, đều, liên kết với nhau bằng tế bào gỗ làm hạn chế khả năng cong vênh nứt lẻ. Điều này rất cần thiết và phù hợp với khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng như ở nước ta hiện nay.
Với những đặc điểm trên thì quả thật, chúng ta nên có một sản phẩm làm từ loại gỗ quý này cho không gian tổ ấm của mình.
Giá gỗ chiêu liêu là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, gỗ chiêu liêu và đồ dùng được làm từ chúng được bán khá nhiều với những mức giá chênh lệch và biến động khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm, mẫu mã, chất lượng cũng như đơn vị cung cấp gỗ. Để biết được gỗ chiêu liêu có giá bao nhiêu?, hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được mức báo giá cập nhật nhất nhé.
Ứng dụng của gỗ chiêu liêu hiện nay
Gỗ chiêu liêu có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết. Vì vậy chúng được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất gia đình như: bàn ghế, đồ gia dụng,..Đặc biệt người ta rất ưa chuộng các loại ván sán làm từ loại gỗ chiêu liêu này, thậm chí nó còn được mệnh danh là Asia Walnut (tức là gỗ óc chó của châu Á).
Bên cạnh đó, ngày nay gỗ chiêu liêu cũng được trồng rộng rãi trong ngành nông lâm nghiệp ở Việt Nam hay các nông trường của Lào hay Campuchia. Với vai trò làm trụ tiêu bên cạnh cây gió, làm cây chắn gió, hay trồng đơn lập phục vụ mục đích khai thác thương mại nên gỗ chiêu liêu ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc.
Một số sản phẩm làm từ gỗ chiêu liêu
Mời các bạn tham khảo hình ảnh một số sản phẩm được làm từ loại gỗ quý này.
Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về dòng gỗ chiêu liêu quý. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu và có những lựa chọn đúng đắn nhất khi tìm mua các sản phẩm từ gỗ tự nhiên.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Gỗ sưa | Gỗ sưa đỏ | Gỗ gõ đỏ | Gỗ ghép | Gỗ xá xị |
Gỗ sồi | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai | Gỗ thông | Gỗ thủy tùng |
Gỗ trắc | Gỗ Pallet | Gỗ căm xe | Gỗ lim | Gỗ đinh hương |
Gỗ bách xanh | Gỗ óc chó | Gỗ mdf | Gỗ hương | Gỗ lũa |
Gỗ trầm hương | Gỗ hương đá | Gỗ ép | Gỗ nhựa | Gỗ hoàng đàn |
Gỗ hóa thạch | Gỗ sồi nga | Gỗ dổi | Gỗ gụ | Gỗ Pơ mu |
17/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt