Gạch xây nhà có bao nhiêu loại? Loại gạch xây nhà nào tốt nhất hiện nay? Kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà tốt nhất hiện nay? Đây là những câu hỏi được đặt ra rất nhiều trong thời gian gần đây. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng vật liệu khác nhau.
Bởi vậy, khách hàng khó chọn được loại tốt nhất. Trong bài viết ngày hôm nay Nội thất My House xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết mời bạn cùng tham khảo.
Một số loại gạch xây nhà phổ biến 2023
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gạch xây nhà. Các loại gạch xây dựng nhà cửa có những đặc trưng riêng biệt. Vậy chọn loại gạch xây nhà nào thì tốt nhất? Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tổng hợp thông tin và có cách lựa chọn phù hợp nhất.
Gạch đất sét nung
Gạch đất sét nung là một trong những loại gạch xây nhà rất phổ biến mà ông cha ta hay dùng từ xưa đến nay. Gạch đất sét nung với đặc điểm là có màu đỏ, hoặc đỏ sẫm, làm từ đất sét. Gạch đất sét nung cũng có nhiều loại để gia chủ chọn lựa bao gồm:
Gạch đặc
Kích thước viên gạch 220x105x55, đặc, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm.
Dùng để xây tường chịu lực, chống thấm, vì vậy thường xây tại các vị trí: móng gạch, tường móng, đố cửa, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường vệ sinh, tường bao, viên quay ngang của tường bao, đố cửa,…
Gạch đặc thường có 3 loại, chất lượng giảm dần: A1, A2, và B.
- Ưu điểm: chắc chắn, chống thấm tốt.
- Nhược điểm: nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng
Gạch thông tâm
Gạch thông tâm chống nóng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các công trình hiện nay, thế nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết hết được những thông tin liên quan đến loại gạch này.
Gạch đỏ thông tâm 2 lỗ
Khác với gạch đỏ đặc, gạch đỏ thông tâm có hai lỗ chạy dọc trong thân gạch. Loại gạch này có màu đặc trưng của gạch đất sét nung là đỏ hồng hoặc đỏ đậm, kích thước trung bình 220x105x55mm.
Gạch đỏ 2 lỗ thường được ứng dụng trong các vị trí, khu vực tường không chịu lực, không yêu cầu cao về chống thấm như tường ngăn các phòng. Một số công trình cần giảm trọng tải nên phối hợp sử dụng gạch đỏ đặc và gạch đỏ 2 lỗ cho khu vực tường bao ngoài.
- Ưu điểm: Gạch đỏ 2 lỗ có trọng lượng nhẹ giúp việc thi công xây dựng dễ dàng và nhanh chóng. Giá thành thấp hơn gạch đỏ đặc nên giúp gia chủ tiết kiệm chi phí và giảm trọng tải kết cấu của công trình
- Nhược điểm: Không chịu được trọng lực lớn và không thể chống thấm nên có nhiều hạn chế trong vị trí sử dụng.
Gạch đỏ rỗng 4 lỗ
Loại gạch này cũng có màu đỏ hồng hoặc đỏ đậm đặc trưng của gạch đất sét nung, gạch này có 4 lỗ, kích thước phổ biến là 190x80x80mm, thường xây tường dày 100mm, những toà nhà cao tầng.
- Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ nên tiến độ xây dựng không tốn thời gian và công sức, giá thành phải chăng giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí. Với những ưu điểm trên nên đây luôn là lựa chọn của nhiều gia chủ trong việc chọn gạch xây nhà.
- Nhược điểm: Khả năng chống thấm và chịu lực không cao nên thường sử dụng xây tường ngăn phòng. Độ dày 10cm nên khả năng cách âm, cách nhiệt còn bị hạn chế.
Gạch đỏ rỗng 6 lỗ – Gạch Tuynel
Đây là loại gạch nhiều lỗ thông tâm hơn gạch 2 lỗ, có kích thước lớn hơn: 220x105x150mm, có màu đỏ hồng và màu đỏ đậm đặc trưng của gạch đỏ.
Gạch đỏ rỗng 6 lỗ có khả năng cách nhiệt nhưng chống thấm và chịu lực kém nên thường được sử dụng ở những khu vực không chịu lực và không yêu cầu chống ẩm như tường phân phòng.
Đồng thời với độ dày cao, gạch này còn có thể xây được tường dày lên đến 150mm. Có thể dùng gạch đỏ 6 lỗ này để làm lớp cách nhiệt cho mái.
- Ưu điểm: Giá thành thấp giúp tiết kiệm chi phí, độ dày lớn, trọng lượng nhẹ giảm trọng tải cho kết cấu công trình và tăng tiến độ thi công. Có nhiều lỗ nên khả năng cách nhiệt tốt.
- Nhược điểm: Chống thấm và chịu lực kém, khi bắt vít treo TV, điều hoà,… cần chú ý cẩn thận.
Gạch không nung
Về lí thuyết: Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè, … được tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ số cơ lý, độ hút nước, độ thấm nước,… mà không qua nung đốt bằng than, điện hay các nguồn năng lượng khác.
Hiểu đơn giản, đây là loại gạch không qua lò nung. Gạch này được chính phủ và các tổ chức môi trường khuyên dùng. Có rất nhiều loại gạch không nung bao gồm:
– Gạch xỉ: được làm từ xỉ, đóng thành viên. Thường thấy trong thời gian trước.
– Gạch nhẹ chưng áp: được làm từ bê tông nhẹ, có lỗ rỗng bên trong để có trọng lượng nhẹ, và giảm lượng vật liệu, sản xuất bằng công nghệ chưng áp. Trọng lượng riêng từ 800 kg/m3 đến 1200 kg/m3.
• Ưu điểm: rất nhẹ, xây nhanh, bảo vệ môi trường;
• Nhược điểm: chưa xử lý triệt để khi cần chống thấm, và việc treo đồ lên tường, hơn nữa chất lượng gạch của các Công ty quá khác nhau, khó cho người dùng chọn lựa.
Lời khuyên: nhà ở gia đình chưa/không nên dùng gạch này, chờ cải tiến công nghệ. Các công trình đặc thù có thể dùng gạch này: cần nhẹ, quán ăn, …
Gạch bê tông
Loại gạch này có cách sản xuất giống như trộn bê tông, trộn đều rồi đổ khuôn định hình. Gạch bê tông khá nặng nên thường được ưu tiên lựa chọn dùng cho nền móng. Mặc dù không còn phổ biến như trước nhưng vẫn có nhiều địa chỉ cung cấp loại gạch này.
Ưu điểm: Gạch bê tông có giá thành rẻ, độ dày cao, tiết kiệm được chi phí. Chịu trọng lực tốt, chịu được rung chấn cường độ lớn. Đây là luôn là đáp án được ưu tiên chọn lựa cho câu hỏi nên xây nhà bằng gạch nào tại các công trình lớn.
Nhược điểm: Do trọng lượng của loại gạch này lớn nên thi công xây dựng bằng gạch bê tông thường tốn thời gian và công sức.
Xem thêm:
Gạch nhẹ chưng áp – Gạch ACC
Gạch nhẹ chưng áp là loại gạch làm từ hỗn hợp xi măng, cát đá nghiền mịn, vôi, thạch cao, nước và hợp chất nhôm. Loại gạch này có lỗ rỗng bên trong để hạ thấp chi phí vật liệu và trọng lượng.
Gạch chưng áp có nhiều kích thước với trọng lượng riêng từ 350 – 850kg/m3
Gạch chưng áp có nhiều kích thước khác nhau với trọng lượng riêng từ 350 – 850kg/m3. Gạch nhẹ chưng áp nhẹ bằng ½ gạch đỏ đặc, 2/3 gạch đỏ 2 lỗ. Sử dụng gạch nhẹ chưng áp có thể giảm tải trọng của toà nhà cũng như giảm chi phí cho gia chủ.
Ưu điểm: Giá thành rẻ nên tiết kiệm chi phí vật liệu. Trọng lượng nhẹ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Khả năng cách âm cách nhiệt tốt, độ bền và tính chính xác cao, chịu được rung chấn mạnh, đặc biệt rất thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: Khả năng chống thấm còn yếu, chất lượng sản xuất chưa đồng đều trên thị trường làm người mua gặp khó khăn trong tìm kiếm lựa chọn. Loại gạch này thường được dùng để xây các công trình không yêu cầu cao về chống thấm.
Xem thêm:
Gạch bê tông bọt
Gạch bê tông bọt được làm từ nguyên liệu và cách sản xuất đơn giản hơn so với gạch chưng áp ACC. Trọng lượng của loại gạch này chỉ bằng một nửa gạch thông thường với kích thước 100x200x400mm. Loại gạch này thường được sử dụng để thi công tường ngăn, nền hoặc kệ để đồ,…
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ giúp thi công nhanh, giá thành rẻ nên tiết kiệm được chi phí. Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Xem thêm:
Nhược điểm: Chống thấm còn kém.
Báo giá gạch xây nhà mới nhất 2023
STT | Sản phẩm | Quy cách (mm) | Đơn giá (VNĐ) |
---|---|---|---|
1 | Gạch đặc Tuynel | 205x98x55 | 980 đ/viên |
2 | Gạch cốt liệu tái chế | 220x105x60 | 510 đ/viên |
3 | Gạch đặc cốt liệu | 220x105x60 | 780 đ/viên |
4 | Gạch lỗ cốt liệu | 220x105x60 | 780 đ/viên |
5 | Gạch đặc Thạch Bàn | 205x98x55 | 1750 đ/viên |
6 | Gạch Tuynel 2 lỗ | 205x98x55 | 990 đ/viên |
7 | Gạch không trát 2 lỗ | 210x100x60 | 2900 đ/viên |
8 | Gạch không trát 2 lỗ sẫm | 210x100x60 | 6200 đ/viên |
9 | Gạch đặc không trát xám | 210x100x60 | 4100 đ/viên |
10 | Gạch đặc không trát sẫm | 210x100x60 | 6200 đ/viên |
11 | Gạch đặc không trát khổ lớn | 300x150x70 | 26.500 đ/viên |
12 | Gạch không trát 3 lỗ | 210x100x60 | 5600 đ/viên |
13 | Gạch không trát 11 lỗ xám | 210x100x60 | 3300 đ/viên |
14 | Gạch không trát 11 lỗ sẫm | 210x100x60 | 6200 đ/viên |
15 | Gạch 6 lỗ vuông | 220x150x105 | 3500 đ/viên |
16 | Gạch 6 lỗ tròn | 220x150x105 | 3600 đ/viên |
17 | Ngói sóng | 305x400x13 | 14.800 đ/viên |
18 | Gạch lát nền giả cổ | 300x150x50 | 14.500 đ/viên |
19 | Ngói hài ri | 220x145x15 | Liên hệ |
20 | Gạch lát nền nem tách | 300x300x15 | Liên hệ |
21 | Gạch lát nền Cotto | 400x400 hoặc 300x300 | Liên hệ |
22 | Ngói hài cổ | 200x150x12 | Liên hệ |
23 | Ngói con sò | 200x150x12 | Liên hệ |
24 | Ngói màn chữ thọ | 200x150x13 | Liên hệ |
25 | Ngói 22 | 340x200x13 | Liên hệ |
26 | Các loại gạch nhẹ ACC | Tùy từng chủng loại | Liên hệ |
27 | Gạch 2 lỗ không trát Vigracera | 220x110x60 | Liên hệ |
28 | Gạch 3 lỗ không trát Vigracera | 220x110x60 | Liên hệ |
29 | Gạch chịu lửa lát nền | 230x110x30 | Liên hệ |
30 | Gạch xây chịu lửa | 230x110x60 | Liên hệ |
31 | Gạch cổ Bát Tràng | 300x300x50 | Liên hệ |
32 | Gạch không trát Bát Tràng | 300x150x50 | Liên hệ |
33 | Gạch đặc không trát sẫm | 220x110x60 | Liên hệ |
34 | Gạch lát nền sẫm | 300x200x70 | Liên hệ |
35 | Gạch không trát 70 | 300x150x70 | Liên hệ |
36 | Gạch lát nền giả cổ | 300x300x70 | Liên hệ |
37 | Gạch không trát 21 lỗ | 205x95x55 | Liên hệ |
38 | Gạch không trát giả cổ | 300x120x120 | Liên hệ |
39 | Gạch không trát giả cổ | 300x70x70 | Liên hệ |
40 | Ngói chùa cổ | 320x220x15 | Liên hệ |
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cách chọn loại gạch xây nhà nào là tốt nhất. Hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích và thiết thực nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
09/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt