Dung sai là gì? Các loại dung sai? Và sai lệch giới hạn là gì là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn gửi về hộp thư của chuyên mục tin tức. Vậy để giả đáp hết tất cả câu hỏi này, hãy cùng Nội thất My House tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Dung sai là gì?
Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Trị số dung sai bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới.
– Dung sai được ký hiệu là T (Tolerance) và được tính theo các công thức bên dưới đây :
– Dung sai kích thước trục : Td = dmax – dmin hoặc Td = es – ei
– Dung sai kích thước lỗ : TD = Dmax – Dmin hoặc TD = ES – EI
Trong đó:
Dmax,dmax là kích thước gới hạn lớn nhất của lỗ và trục.
Dmin, dmin là kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ và trục.
Dung sai luôn có giá trị dương. Trị số dung sai càng nhỏ thì phạm vi cho phép của sai số càng nhỏ, yêu cầu độ chính xác chế tạo kích thước càng cao. Ngược lại nếu trị số dung sai càng lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp. Như vậy dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.
Trong thực tế, trên bản vẽ chi tiết người thiết kế chỉ ghi kích thước danh nghĩa và kề sau đó là các sai lệch giới hạn (sai lệch giới hạn trên ghi ở phía trên, sai lệch giới hạn dưới ghi ở phía dưới).
Khi gia công kết cấu thép, gia công cơ khí thì người thợ phải nhẩm tính ra các kích thước giới hạn, rồi đối chiếu với kích thước đo được (kích thước thực tế) của chi tiết đã gia công và đánh giá chi tiết đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
Các loại dung sai lắp ghép
Hai hay một số chi tiết phối hợp với nhau một cách cố định (đai ốc vặn chặt vào bulong) hoặc di động (pit tông trong xi lanh) thì tạo thành mối ghép. Những bề mặt mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau gọi là bề mặt lắp ghép. Bề mặt lắp ghép thường là bề mặt bao bên ngoài và bề mặt bị bao bên trong.
Dung sai lắp ghép then
Dung sai lắp ghép then được sử dụng rất phổ biến để cố định các chi tiết trên trục như bánh răng, bánh đai, tay quay,… và thực hiện chức năng truyền mômen xoắn hoặc dẫn hướng chính xác khi các chi tiết cần di trượt trục dọc. Then có nhiều loại : then bằng, then bán nguyệt.
Dung sai kích thước và lắp ghép của then bằng và bán nguyệt được quy định theo TCVN4216 ÷ 4218-86.
Hình trên là mặt cắt ngang của mối ghép then. Với chức năng là truyền mômen xoắn và dẫn hướng, lắp ghép then được thực hiện theo bề mặt bên và theo kích thước b. Then lắp với rãnh trục và rãnh bạc (bánh răng hoặc bánh đai). Dung sai kích thước lắp ghép tra theo tiêu chuẩn dung sai lắp ghép bề mặt trơn, TCVN2244-99.
Miền dung sai kích thước b của then được chọn là h9.
Miền dung sai kích thước b của rãnh trục có thể chọn là N9 hoặc H9.
Miền dung sai kích thước b của rãnh bạc có thể chọn là JS9 hoặc D10.
Dung sai lắp ghép then hoa
Khái niệm về mối ghép
Trong thực tế, khi cần truyền mômen xoắn lớn và yêu cầu độ chính xác định tâm cao giữa trục và bạc thì mối ghép then không đáp ứng được mà ta phải sử dụng mối ghép then hoa.
Mối ghép then hoa có nhiều loại : then hoa dạng răng hình chữ nhật, răng hình thang, răng hình tam giác, răng thân khai.
Dung sai kích thước
Lắp ghép then hoa chỉ thực hiện theo 2 trong 3 yếu tố kích thước d, D và b.
Khi thực hiện đồng tâm theo D thì lắp ghép theo D và b.
Khi thực hiện đồng tâm theo d thì lắp ghép theo d và b.
Khi thực hiện đồng tâm theo b thì chỉ lắp ghép theo b.
TCVN2324-78 quy định dãy miền dung sai của các kích thước lắp ghép như trong 2 bảng dưới. Sai lệch giới hạn ứng với các miền dung sai tra theo TCVN2245-99, bảng 1 và 2 (phụ lục 1). Những miền dung sai có đóng khung là những miền dung sai sử dụng ưu tiên.
a/.Kích thước danh nghĩa
Là kích thước được xác định bằng tính toán dựa trên cơ sở chức năng của cho tiết,sau đó qui tròn ( về phía lớn hơn) theo các giá trị của dãy kích thước thẳng danh nghĩa tiêu chuẩn
Kích thước danh nghĩa được ghi trên bản vẽ dùng làm gốc để tính các sai lệch kích thước.
Kích thước là giá trị bằng số của đại lượng đo chiều dài đơn vị đo được lựa chọn.
b./Kích thước thực
Là kích thước nhận được từ kết quả đo trên chi tiết gia công với sai số cho phép .Ví dụ khi đo kiach1 thước trục bằng thước ca85pco1 độ chính xác là 1/20,kết quả d0o nhận được là 28,25mm tức là kích thước thực của trục là dt = 28,25mm
Với sai số cho phép là ± 0,05mm
Kích thước thực ký hiệu dt đối với trục và Dt đối với lỗ.
c/ Kích thước giới hạn
Để xác định phạm vi cho phép của sai số chế tạo kích thước,người ta quy định hai kích thước giới hạn:
Kích thước giới hạn lớn nhất là kích thước lớn nhất cho phép khi chế tạo chi tiết ,ký hiệu đối với trục dmax và đối với lỗ Dmax
Kích thước giới hạn nhỏ nhất là kích thước nhỏ nhất cho phép khi chế tạo chi tiết,ký hiệu đối với trục dmin và đối với lỗ Dmax
Vậy điều kiện để kích thước của chi tiết sau khi chế tạo đạt yêu cầu là :
dmin ≤ dt ≤ dmax
Dmin ≤ Dt ≤ Dmax
Kích thước giới hạn lớn nhất là kích thước lớn nhất cho phép khi chế tạo chi tiết
d/. Sai lệch giới hạn
Sai lệch giới hạn là sai lệch của các kích thước giới hạn so với kích thước danh nghĩa. Sai lệch giới hạn gồm sai lệch giới hạn trên (es, ES) và sai lệch giới hạn dưới (ei, EI).
Chi tiết trục: es = dmax – dN ; ei = dmin – dN
Chi tiết lỗ: ES = Dmax – DN ; EI = Dmin – DN
Trên đây là một số thông tin về dung sai là gì? mà Nội thất My House muốn gửi tới các bạn. Hi vọng thông qua bài viết này đã cũng cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.
22/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt