Đồ gỗ nội thất biệt thự luôn là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm khi bắt đầu thiết kế và thi công nội thất cho ngôi nhà.
Làm sao để phân biệt được chất liệu gỗ, lựa chọn những dòng gỗ phù hợp, mang lại không gian sống thẩm mỹ và phong thủy cho ngôi nhà ? Nội thất MyHouse xin gợi ý cho gia chủ một số kinh nghiệm lựa chọn đồ gỗ cho nội thất biệt thự dưới đây !
Kinh nghiệm lựa chọn đồ gỗ nội thất biệt thự cơ bản
Nội thất gỗ mang lại rất nhiều ưu điểm cho người sử dụng, tùy vào từng loại gỗ sẽ có màu sắc, đường vân và giá thành khác nhau.
Việc phối hợp đồ gỗ nội thất trong gia đình cũng cần được cân nhắc lựa chọn kỹ càng để tối ưu được ưu điểm thẩm mỹ và tính lâu dài của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất biệt thự (các bộ phận gỗ, hoa văn, sơn,…)
Bất kỳ sản phẩm gỗ bạn mua là gì, hãy ưu tiên kiểm tra các bộ phận, hoa văn và nước sơn.
Ví dụ, khi bạn mua tủ sẽ cần phải để ý ngăn kéo, khung đóng mở, chân tủ,… để đảm bảo những chi tiết này được đóng chắc chắn, chất lượng gỗ tốt không bị rạn nứt, mắt sâu hay có những mẩu thừa ra.
Đường nét hoa văn với chi tiết sắc nét, không bị trầy, lệch và chi tiết khắc lỗi.
Đôi khi những đồ mộc đóng sẵn với giá rẻ cũng tiềm ẩn những vấn đề như sứt sẹo, mọt bên trong, chắp vá và thiếu hụt, chính vì vậy gia chủ nên hạn chế mua để tránh những hậu quả cho quá trình sử dụng.
Về màu sơn, gia chủ hãy chọn những xưởng quét, phủ sơn công nghệ cao với thợ có chuyên môn để sản phẩm gia tăng được độ bóng, đẹp tự nhiên, không bị sần, nhăn và lệch, quá tương phản về màu sắc.
Lưu ý kết cấu đồ gỗ nội thất biệt thự
Kết cấu nội thất gỗ chắc chắn sẽ giúp sản phẩm của bạn bền, chắc và khó bị tách rời.
Thông thường, các đồ nội thất lớn sẽ được đóng mộng và khớp mộng truyền thống, hãy lưu ý mộng có được ghép khít không, phần gỗ ghép mộng có vấn đề mối mọt hay thiếu hụt không.
Ngoài ra với các sản phẩm khác không ghép mộng, gia chủ cũng cần quan tâm phần đinh vít và keo dán có chất lượng, chắc chắn không. Phần bản lề với các sản phẩm có cánh hay ngăn kéo hộc tủ có chịu được lực tốt, an toàn để dễ nâng đỡ và thao tác không.
Lựa chọn đồ gỗ nội thất biệt thự tự nhiên
Có rất nhiều những loại gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay với tuổi thọ cao, độ bền vững cũng thư vân gỗ và màu gỗ vô cùng bắt mắt. Mỗi một loại sẽ mang đặc tính khác nhau, thông thường sẽ được chia làm 3 loại là gỗ thông dụng Việt Nam, gỗ nhập và các dòng gỗ hiếm.
Đồ gỗ nội thất biệt thự thông dụng Việt Nam: gỗ Chò Chỉ, gỗ Căm Xe, gỗ Sao Xanh,…
- Ưu: Gỗ cứng, nặng với độ dẻo dai cao, sức chịu lực lớn, rất phù hợp sử dụng cho sàn nhà, cầu thang và những nơi chịu lực. Giá trị thẩm mỹ cao và phù hợp túi tiền.
- Nhược: Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên có thể xảy ra tình trạng mối mọt và cong vênh
Gỗ nhập: gỗ Tần bì, gỗ Sồi, gỗ Óc Chó,…
- Ưu: gỗ thớ nhẹ, cứng chắc và chịu lực tốt, đường nét uốn lượn trang nhã, có kháng sâu mọt và được tẩm chất bảo quản, mang lại gu thẩm mỹ sang trọng và hiện đại
- Nhược: Thời gian xử lý lâu hơn và giá thành nhỉnh hơn.
Gỗ hiếm: gỗ Cẩm Lai, gỗ Gõ Đỏ, gỗ Trắc, gỗ Mun sừng,…
- Ưu: Loại gỗ này có màu sắc và vân gỗ đẹp, bắt mắt, gỗ mang mùi hương dễ chịu, tự nhiên. Thường sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, khẳng định đẳng cấp gia chủ.
- Nhược: Giá thành cao
Xem thêm:
- Thiết kế nội thất biệt thự gỗ óc chó.
- Phòng ngủ gỗ óc chó +53 Mẫu thiết kế nội thất cao cấp 2022
- So sánh gỗ Tần bì và gỗ Sồi
Lựa chọn đồ gỗ nội thất biệt thự công nghiệp
Ngày nay, gỗ công nghiệp bắt đầu được sử dụng nhiều hơn và cũng là sự lựa chọn vô cùng tối ưu.
Bên cạnh việc gỗ tự nhiên trở nên khan hiếm hơn thì gỗ công nghiệp lại vẫn đảm bảo sự bền đẹp cũng như màu sắc tự nhiên của vân gỗ.
Thậm chí, gỗ công nghiệp còn ưu việt hơn với đặc tính không cong vênh và co ngót như gỗ tự nhiên.
Đồ gỗ nội thất biệt thự công nghiệp cũng được chia làm 3 loại:
Gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine.
Các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…mang đi băm nhỏ thành các dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao.
Sau đó được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước.
Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ công nghiệp MDF
Với MDF (Medium Density Fiberboard) – gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn thành sợi.
Sau đó gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
Các bề mặt MFC hay được sử dụng là Veneer, Laminate, Melamine, Acrylic,….
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên.
Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Hi vọng một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp gia chủ có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm đồ gỗ nội thất phù hợp với gia đình.
Nội thất MyHouse chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội thất biệt thự tự nhiên và gỗ công nghiệp với chất lượng nhập khẩu tốt nhất và giá thành hợp lý nhất trên thị trường, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những ưu đãi tốt nhất !
24/05/2023 – KTS Hồ Văn Việt