Cọc khoan nhồi đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta với hình thức tạo lỗ bằng thủ công. Móng cọc khoan nhồi có thể áp dụng rộng rãi trong các ngành thủy lợi, cầu đường, xây dựng công nghiệp và dân dụng, kể cả những công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng đô thị. Vậy bạn có hiểu rõ cọc khoan nhồi là gì cũng như những ưu – nhược điểm của thiết bị này?
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ vào nền đất trong các lỗ khoan bằng phương pháp khoan tạo lỗ. Thi công cọc khoan nhồi là một giải pháp hợp lý và kinh tế nhất, được sử dụng rộng rãi trong trong xây dựng nhà cao tầng như khách sạn, cao ốc văn phòng, nhà chung cư…Đặc biệt là các công trình có tải trọng lớn.
Xem thêm:
#1 Bảng giá xây nhà phố & Cách dự toán chi phí trọn gói 2022
Bảng giá khoan cọc nhồi trọn gói 2022
MyHouse xin tổng hợp một số báo giá khoan cọc nhồi mới nhất 2022 cho từng hạng mục để quý khách có một mức giá tham khảo.
Xem thêm:
Quy trình thi công ép cọc khoan nhồi
Dưới đây là biện pháp thi công cọc khoan nhồi chi tiết nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo qua:
– Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.
– Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.
– Vét đáy hố khoan.
– Lắp đặt cốt thép.
– Lắp ống đổ bê tông.
– Thổi rửa đáy hố khoan.
– Đổ bê tông.
– Lấp đầu cọc bằng đá 1×2 và đá 4×6 (đối với cọc đại trà)
– Rút ống vách.
– Kiểm tra chất lượng cọc.
Bạn có thể xem chi tiết trình tự sơ đồ sau:
Bố trí sơ đồ vị trí khoan
- Mỗi máy khoan được bố trí ở một khu vực nhất định để tránh vướng víu trong công tác thi công.
- Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.
- Tim sau chỉ khoan cạnh tim trước khi bê tông của tim trước đạt lớn hơn 24 tiếng.
Công tác khoan cọc
- Khi đưa máy vào vị trí, căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó.
- Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của tháp bằng 2 bọt thuỷ chuẩn được gắn ở hai bên thân tháp khoan, tiếp tục theo dõi hai bọt thủy này trong quá trình khoan.
- Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoản 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan.
Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc bê tông - Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc.
Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp.
Dung dịch bentonite có tác dụng đưa mùn khoan từ đáy hố khoan trồi lên hố dung dịch và có tác dụng giữ thành hố khoan không bị sập, nên trong mọi trường hợp ngừng thi công do thời tiết hoặc dừng qua đêm do hết giờ làm việc…thì vẫn phải đảm bảo hố khoan luôn được bơm đầy dung dịch.
- Trong quá trình khoan nếu qua tầng thấm lớn thấy mất nước nhanh thì phải nhanh chóng cho thêm bentonite vào dung dịch để chống thấm .
- Thi công trong mực nước ngầm cao cần chú ý không khoan hai tim cọc gần nhau để tránh xông nước giữa cọc này qua cọc kia dẫn đến sạt lở thành vách.
- Sau khi khoan xong lần 1 tiến hành hạ mũi khoan núp B xuống để kéo hết sình đất còn lại lên. Công đoạn này có thể làm từ 1 đến 2 lần
- Khi hạ mũi khoan núp B vẫn thao tác như khi khoan mũi phá nhưng khi kéo lên thì không được xoay mũi khoan để tránh đất lọt xuống lại hố khoan.
Xem thêm:
[Chia sẻ] Bản vẽ thiết kế móng cọc ép nhà dân đầy đủ chuẩn 2022
Công tác kiểm tra độ sâu của hố khoan
- Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo theo chiều dài của cần khoan hay ống đổ bê tông.
- Trong khi khoan một số mùn khoan còn nằm lại trong hố khoan nên không thể thả dọi để kiểm tra được do đó lúc này sẽ kiểm tra cao độ hố khoan dựa vào chiều dài và số lượng cần khoan để tính, chiều dài mỗi cần khoan là 3.05m.
- Sau khi dùng mũi khoan núp B kéo hết mùn khoan lên thì thả dọi để kiểm tra hố khoan sau đó mới thả lồng thép vào ống đổ bê tông.
- Sau khi thả xong lồng thép và ống đổ bê tông, tiến hành thả dọi đo lại cao độ hố khoan để xác định chiều dày lớp cặn lắng.
- Tiến hành thổi rửa vệ sinh hố khoan xong, thả dọi đo cao độ hố khoan một lần nữa để xác định lại lớp cặn lắng phải đảm bảo < 10cm.
- Nếu trường hợp thổi rửa vệ sinh xong mà chưa có bê tông đổ ngay thì trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo lớp cặn lắng nằm trong giới hạn cho phép.
Ưu và nhược điểm cọc khoan nhồi
Những ưu điểm chính của cọc khoan nhồi so với các loại cọc khác như cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép gồm:
Ưu điểm của cọc khoan nhồi
- Phương pháp thi công cọc bê tông khoan nhồi có thể giúp các đơn vị thi công xác định được chiều sâu của cọc đảm bảo sức chịu tải của nền đất phù hợp với sức chịu tải của vật liệu làm cọc. Nhờ đó mà quá trình thi công móng nhà sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Sử dụng cọc bê tông khoan nhồi có khả năng chịu lực cao hơn các phương pháp thi công ép cọc bê tông khác (khả năng chịu lực thường gấp 1 – 2 lần).
- Thi công cọc ép khoan nhồi có thể đặt trên những lớp đất cứng mà vẫn đảm bảo độc sâu của mũi cọc so với các loại cọc chế sẵn nhờ sử dụng phương pháp khoan, ống thiết bị. Nhờ đó mà sức chịu tải của cọc cũng lớn hơn.
- Quá trình thi công gây chấn rung nhỏ, không xảy ra các hiện tượng trồi đất xung quanh, không đẩy cọc xung quanh sang ngang.
- Cọc bê tông khoan nhồi có thể thi công với nhiều công trình quy mô lớn, tải trọng lớn, các nền móng thi công có địa chất, địa tầng phức tạp.
- Quá trình thi công cọc khoan nhồi không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận như các khu dân cư, các công trình nhà xây che, nhà liền kề… Có thể sử dụng gia cố móng nhà yếu, thi công trong các khu vực địa điểm chật hẹp, các địa điểm trong ngõ ngách.
- Cọc khoan nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn do vậy sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn.
- Sức chịu tải ngang của cọc khoan nhồi là rất lớn, việc thi công cọc nhồi có chấn dung nhỏ hơn nhiều so với cọc đóng, thi công cọc nhồi không gây hiện tược trồi đất ở xung quanh, không đẩy các cọc sắn có xung quanh sang ngang.
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
- Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi rất phức tạp, gây ra tốn kém trong thi công.
- Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ.
- Việc xử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp phải bỏ đi để làm cọc mới).
- Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi công bê tông dưới nước có áp, cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn.
- Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng và cọc ép khi xây dựng các công trình thấp tầng (khi công trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các cầu lớn, thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn).
- Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn.
Như vậy, trong bài viết hôm nay, Nội thất My House đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cọc khoan nhồi. Thiết bị này có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm. Chính vì vậy, khi sử dụng loại cọc này, người dùng cần quản lý chặt chẽ tất cả các công tác trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng cọc.
22/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt