Cách xử lý tường bị thấm nước đặc biệt vào mùa mưa như hiện nay là vấn đề được quan tâm khá nhiều. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc khắc phục được những hạn chế này một cách triệt để nhất Nội thất My House tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc 04 cách chống thấm tường nhà đơn giản hiệu quả nhất. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến tường bị thấm nước
Tường bị thấm nước phải làm sao? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng tường bị thấm nước phổ biến nhất hiện nay. Bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm được cách khắc phục hiệu quả nhất.
Có lớp nước ngưng tụ
Những bức tường của những ngôi nhà cũ lâu đời của một số hộ gia đình thường không có lớp cách nhiệt, giữ nhiệt, vào mùa đông, sẽ gây nên tình trạng bức tường bên trong có nhiệt cao, còn bên ngoài thì rất thấp, “ trong nóng ngoài lạnh”, từ đó khiến cho các bức tường bên trong tạo thành lớp nước ngưng tụ, làm cho bức tường trở nên ẩm ướt.
Đối với các tình trạng như vậy thường là vào mùa hè mới có thể tốt lên được. Tuy nhiên nó có thể sinh ra nấm mốc và ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của ngôi nhà.
Sự rò rỉ của đường ống dẫn trong tường
Có thể thấy đây là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước khá là phổ biến. Tình trạng này xảy ra chủ yếu trong phòng tắm và phòng vệ sinh, mặt trần, hoặc tường. Tình trạng này thông thường là do sự rò rỉ từ những phần van nối của ống nước.
Trong đó bao gồm những đường ống trong tường nhà gia chủ và những đường ống trong những bức tường vách của nhà hàng xóm mà liền với nhà của gia chủ
Mặt sàn tầng lầu thiếu lớp chống thấm nước
Lớp chống thấm nước của các mặt sàn tầng lầu nếu như không có hoặc không được xử lý tốt, bao gồm cả phòng vệ sinh và các bức tường, mặt sàn của nhà vệ sinh trên tầng lầu. Một khi nhà vệ sinh có nước, thì sẽ từ từ thấm ướt đến cả toàn bộ tường ngôi nhà.
Không xử lý tốt chống thấm nước cho khu vực có van, khớp ống nước từ tầng nhà trên nối xuống đất.
Nếu như các ống nước lân cận, thông giữa nhà gia chủ với những nhà xung quanh bên trên xuất hiện tình trạng rò rỉ nước, thì rất có khả năng là khu vực van nối của các đường ống nước của nhà tầng trên chưa xử lý tốt việc chống thấm nước.
Nước theo những đường ống này đọng lại khiến cho trần nhà bị thấm nước.
Xem thêm:
Chất lượng thi công trong khi cải tạo kém
Tong quá trình cải tạo, khi tiến hành sơn tường, nếu như lớp sơn lần thứ nhất chưa khô mà đã tiến hành sơn lớp sơn thứ 2 rồi, như vậy hơi nước bên trong mặ tường sẽ không thể bốc hơi kịp , dẫn đến việc các mặt tường bị ướt và lên mốc.
Top 4 cách xử lý tường nhà thấm nước đơn giản hiệu quả 2022
Dưới đây là 4 cách khắc phục tường nhà bị thấm nước hiệu quả nhất hiện nay. Mời bạn tham khảo chi tiết qua các phân mục sau:
Cách chống thấm tường nhà mới xây
Việc cách xử lý trần nhà bị thấm nước sẽ kéo dài tuổi thọ cho ngôi nhà. Do đó đối với mỗi công trình xây dựng hiện đại ngày nay thì hạng mục chống thấm tường nhà nói riêng và các hạng mục chống thấm công trình nói chung phải luôn được chú trọng xử lý ngay từ lúc thi công để ngôi nhà có độ bền vững cao. Ổn định trước tác động của môi trường và yên tâm cho người sử dụng.
Ngoài ra việc chống thấm cho ngôi nhà ngay từ lúc mới xây sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối và tiết kiệm tối đa cả về thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi gia đình. Vậy cách chống thấm tường nhà mới xây như thế nào cho hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo chống thấm tường lâu lăm?
Mời bạn cùng tham khảo cách chống thấm tường nhà mới xây hiệu quả, bền lâu của công ty chúng tôi.
- Tường nhà cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi thi công. Phát hiện các vết nứt, lỗ , các khu vực hồ vữa yếu.
- Đối với các vết nứt và lỗ cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5 – 2cm.
- Trám kín bằng vật liệu chống thấm như: Phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở,…
- Đối với những khu vực vữa yếu hoặc lồi lõm cần được đục bỏ rồi dùng vật liệu chống thấm trám cho phẳng.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… Để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.
- Tiến hành thi công sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.
- Để chống thấm một cách hiệu quả. Việc chọn chất liệu xây dựng phù hợp thật sự rất cần thiết, như vật liệu chống thấm dạng phun xịt.
- Sử dụng các chất liệu sơn có khả năng chống thấm cao. Chống thấm ở bên trong ngôi nhà lẫn bên ngoài dưới tác động ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng xi măng có tính kết dính và bao phủ cao. Khi quét lên tường sẽ nâng cao khả năng chống thấm.
- Hoặc có thể sử dụng những phụ gia chống thấm khác để tăng khả năng bị bong tróc và dột khi xây dựng.
Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như chất lượng và sự phù hợp từng loại vật liệu xây dựng với nhau. Bạn có thể chọn cho ngôi nhà của mình những nguyên vật liệu thích hợp nhất để tránh những rủi ro. Cũng như tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà của bạn.
Quét xi măng chống thấm tường nhà. Các bức tường được chát vữa khi khô sẽ co lại tạo thành những vết nứt chân chim. Gặp trời mưa, nước sẽ ngấm qua khe nứt chân chim gây nên mốc tường. Vì vậy, khi trát tường xong phải quét luôn lớp xi măng nguyên chất lên mặt tường.
Lớp xi măng khuyên chất sẽ lấp đầy các lỗ nhỏ và các khe hở, tạo thành 1 khối nguyên chất giúp chống thấm rất tốt. Muốn tường nhà hết màu đen của xi măng. Bạn dùng nước vôi pha với xi măng trắng quét lên.
Cách chống thấm tường nhà vào mùa mưa
Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại hệ thống đường ống nước trong nhà, kiểm tra kỹ từng vị trí.
+ Chống thấm sân thượng, chống thấm mái với mục đích bền lâu khoảng 40 – 50 năm thì nên sử dụng màng khò nóng chống thấm dày 3mm, dán vén lên chân tường 15-20 cm. Các vị trí của ống thoát sàn, hộp kỹ thuật có thể cán lớp vữa chống thấm 2 thành phần.
+ Cách chống thấm nhà vệ sinh cũng giống với chống thấm sân thượng. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công nhé.
Bạn có thể sử dụng sơn chống thấm pha xi măng cho công đoạn thi công này.
Xử lý trần nhà bị nứt dột
- Bước 1: Đục vết nứt rộng ra 3 – 4 cm rồi vệ sinh sạch sẽ.
- Bước 2: Sử dụng hồ dầu kết nối Latex quét 1 lớp. Sau đó dùng vữa chống thấm 2 thành phần để trát.
- Bước 3: Đợi cho lớp vữa trát được khô khô thì lăn 2 lượt sơn chống thấm đàn hồi CT-04. Mỗi lượt cách nhau 30 phút.
+ Xử lý chống thấm tường ngoài bị rạn nứt vết chân chim:
- Bước 1: Cạo sạch bụi bẩn, rêu mốc rồi vệ sinh sạch sẽ.
- Bước 2: Sử dụng Rulo lăn 2 lớp sơn chống thấm trần nhà hệ trộn xi măng CT-03. Chờ khoảng 1 ngày sau lăn 2 lớp sơn chống thấm đàn hồi CT-04.
Điều này sẽ giúp tường chịu được tia cực tím. Tránh cho tường sau này không bị rạn nứt.
Xử lý chống thấm tường ngoài bị rạn nứt chân chim
+ Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vữa chống thấm Composite. Đây là loại vật liệu chống thấm tiên tiến, có đầy đủ tính năng chống thấm, thường được dùng để chống thấm bể bơi, bể chứa, sàn mái, ban công…
Sau khi sử dụng các phương pháp trên, bạn cần lưu ý:
+ Khoảng vài tháng kiểm tra ống nước 1 lần để có thể phát hiện rò rỉ nước, khắc phục kịp thời.
#1 Bảng báo giá sửa chữa nhà trọn gói uy tín giá rẻ 2022
Cách chống thấm tường nhà cũ
Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ xuống cấp, đầu tiên:
- Bước 1: Bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.
- Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.
- Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.
- Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%. Bước này được thực hiện khi bạn đã làm sạch tường cũ. Nếu không thì lớp sơn mới sẽ không đảm bảo chất lượng.
Chống thấm cho trần nhà
Trần nhà cũng là đối tượng dễ bị thấm và xuống cấp. Nguyên nhân chính là do ống thoát nước chạy trong sàn hoặc hộp kỹ thuật bị vỡ, hư hỏng. Hoặc do sàn (đặc biệt là sàn nhà vệ sinh hoặc tầng tượng) xử lý chống thấm ở những bước đầu không tốt.
Để xử lý chống thấm trần. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu vị trí gây ra hiện tượng thấm ở trần. Nếu nguyên do nằm ở đường ống kỹ thuật, bạn cần thay mới hoặc đấu nối lại ống.
Còn nếu nguyên do nằm ở lớp sàn chống thấm chưa tốt, bạn cần:
- Làm sạch như với chống thấm tường.
- Trám những chỗ hở bằng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm.
Tiếp theo sẽ phủ lên lớp chống thấm nhiều lần, hoặc có thể lát gạch mới. Với sàn nhà vệ sinh, bạn lưu ý quét lớp chống thấm lên cả chân tường khoảng 30cm.
Vì đây cũng là một vị trí dễ dàng bị thấm do tiếp xúc với nước nhiều. Sau đó cán một lớp vữa xi măng có trộn chất chống thấm vào vị trí này để tạo dốc thu nước về sàn rồi lát gạch như cũ.
Gia cố hệ thống thoát nước
Như đã đề cập ở trên. Hệ thống thoát nước bị hư hỏng trong quá trình sử dụng là nguyên nhân dẫn đến thấm trần nhà.
Trong một số trường hợp còn gây mốc tường do các ống thoát nước ở trần hoặc ban công bị tắc nghẹt do rác, nước mưa.
Cho nên, để bảo vệ ngôi nhà ít bị thấm dột, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước và nếu ống có hiện tượng nứt vỡ thì nên thay ngay. Nhất là kiểm tra ống sau những trận mưa lớn vì ống thường bị tắc nghẹt.
Che chắn cho bề mặt tường
Sau khi đã kiểm tra và sửa chữa những chỗ bị thấm ở tường và trần. Bạn nên áp dụng những biện pháp che chắn cho bề mặt tường và trần như lát gạch mới, lợp thêm một lớp mái che cho trần nhà.
Đối với tường ngoại thất. Bạn có thể trồng cây leo như cây hoa giấy. Cây leo phát triển sẽ giúp ổn định lượng nhiệt tiếp xúc với tường. Vì vậy tường sẽ ít co giãn hơn. Đồng thời bảo vệ tường ngoại thất phần nào trước những trận mưa lớn.
Xem thêm:
Trên đây là tất cả những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị thấm nước. Để biết thêm thông tin chi tiết về những loại chất liệu chống thấm nước hiệu quả nhất. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.
22/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt