Cách tính bậc tam cấp như thế nào hợp phong thủy nhất? Bậc tam cấp là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người gửi về họp thư của chuyên mục tin tức. Vậy xây bậc tam cấp như thế nào vừa khoa học lại hợp phong thủy mang lại may mắn tới cho gia chủ. Vậy để làm được điều đó bạn phải hiểu rõ nguồn gốc thông tin cốt lõi trong phong thủy mới có thể áp dụng được. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông hoạt động sống trong và ngoài của ngôi nhà. Tam cấp cũng là phần nối liền giữa nền nhà và bậc tam cấp cầu thang, đây là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên. Bậc tam cấp không chỉ ở nhà ở mà còn được áp dụng nhiều công trình quy mô như khách sạn, cơ quan nhà nước và các công trình công cộng,… Trang trí bậc tam cấp cầu thang đúng cách không những tạo thuận tiện trong việc đi lại, mà còn tăng thêm phần sang trọng tăng vận khí tốt cho gia chủ, mang lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho công trình. Bởi vậy tính toán thiết kế bậc tam cấp đều nên được chú trọng.
Bậc tam cấp đẹp xuất hiện là bởi từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân trong nhà. Tuy nhiên, nhiều công trình, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó. Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.
Phân tích chi tiết bậc tam cấp trong phong thủy
Theo quan niệm, con người sinh ra vốn đã là một phần trong Thiên – Địa – Nhân. Do đó, nếu gia chủ muốn có được sự hài hòa với Trời và Đất, gặp được nhiều thuận lợi trong cuộc sống thì bậc tam cấp vào nhà cũng phải thuận theo nguyên tắc phong thủy. Vốn dĩ gọi là bậc tam cấp chính vì lý do trên.
Ngoài loại bậc 3 cấp tương ứng với Thiên – Địa – Nhân còn có bậc tam cấp với các số bậc lớn hơn, nhưng luôn có số bậc là bội của 3. Ví dụ bậc tam cấp có 6 bậc hoặc 9 bậc. Chiều cao và độ rộng của mỗi bậc tam cấp sẽ phụ thuộc vào độ lớn của công trình hoặc yêu cầu của chủ nhà. Tuy nhiên phải lưu ý thiết kế sao cho phù hợp để đi lại, không trơn, trượt, không bị bước thấp bước cao; ngoài ra có thể tạo độ dốc để tiện cho việc di chuyển lên xuống của xe đạp, xe máy.
Quan niệm phong thủy về bậc tam cấp
Nhiều người quan niệm cho rằng xây bậc tam cấp không cần tuân theo quy luật Sinh – Lão -Bệnh – Tử. Trong khi một số khác thì cho rằng phải tuân theo quy tắc đó. Thực chất, nếu như có ý định xây số bậc tam cấp lớn hơn 3, thì hoàn toàn có thể áp dụng quy tắc này. Tức là số bậc tam cấp phải là số lẻ (như 3, 5, 7, 9); làm sao rơi vào chữ Lão thì càng tốt cho gia chủ.
Ngoài ra, theo phong thủy, khi xây bậc tam cấp, có thể xây làm 5 bậc bởi điều này đại diện cho đầy đủ các yếu tố của ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Con số 5 rơi vào cửa Sinh trong Sinh – Lão – Bệnh – Tử sẽ đem tới nhiều may mắn cho gia chủ. Tuy vậy, những bậc tam cấp có số bậc lớn thường sẽ tốn kém hơn, có khi lại không phù hợp với thiết kế của ngôi nhà, vì vậy gia chủ cần cân nhắc tính toán thiết kế trước khi xây sao cho phù hợp nhất.
Vì vậy, để xây bậc tam cấp vừa có Thiên – Địa – Nhân hòa, hợp ngũ hành mà vừa để không rơi vào chữ Bệnh – Tử lại là điều mà mọi gia đình cần quan tâm, lưu ý tìm hiểu cho thật kỹ.
Cách tính bậc tam cấp
Đúng như với tên gọi của nó. trong trường hợp này chúng tôi sẽ dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp, tứ cấp…. và từ bậc chúng tôi sẽ dùng để chỉ chung cho việc lên xuống mỗi một nấc tam cấp và nấc cầu thang.
Có thể hình dung cách chia như sau: làm một tam cấp, rồi mang tam cấp ấy đặt vào sân chỗ lên (vào) nhà, ta có các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này), như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp)
– Trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).
Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn nhà (xin xem hình vẻ bên dưới).
Vậy, là tam cấp nhưng khi dùng nối liền giữa sân và nhà thì có tất cả là 5 bậc. (tính cả bậc trước thềm nhà và bậc dưới sân).
Cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” cho bậc tam cấp
Áp dụng cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” vào trong “tam cấp” thì sẽ như thế nào? Câu hỏi này cũng khiến rất nhiều người thắc mắc. Rất nhiều người khi đem cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng, nhưng thực chất ra nếu bạn biết được nên đặt “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng.
Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là “lão”và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử” theo cách tính tuần tự như trên.
Theo quan điểm cá nhân của tôi nghĩ rằng , sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được, một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là “tử” cho được. Chính xác, sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.
Lưu ý khi thiết kế bậc tam cấp
Đá ốp bậc tam cấp có độ cứng cao
Vị trí bậc tam cấp nơi chúng ta đi bước lên xuống nhiều, bậc tam cấp ở ngoài trời nên mưa nắng, bụi bẩn nên rất dễ bị xuống cấp, hư hỏng. Do vậy, khi lựa chọn đá ốp bậc tam cấp, loại đá hoa cương cao cấp chất lượng cao, không nên chọn những loại đá hoa cương giá rẻ không chịu được tác động từ môi trường, nhanh gây hư hỏng.
Chọn loại đá có độ bền cao
Vì lưu lượng và mật độ đi lại của chúng ta ở khu vực này thực sự rất lớn. Vị trí này của nhiều gia đình phải chịu áp lực va chạm khá mạnh nên cần phải lựa chọn loại đá ốp của thiết kế bậc tam cấp có độ bề bỉ với thời gian.
Màu sắc khi thiết kế bậc tam cấp
Màu sắc bậc tam cấp là màu sắc của đá ốp mặt bậc. Mặc dù đây chỉ là không gian sử dụng của ngoại thất ở bên ngoài, nhưng nó lại ở vị trí của mặt tiền nhà nên việc lựa chọn màu sắc cho không gian này cũng thực sự khiến nhiều người băn khoăn.
Màu sắc bậc tam cấp
Bạn có thể đưa ra thêm yêu cầu về loại vân đá, các đường nét hoa văn của đá ốp bậc tam cấp. Đồng thời, nên chú ý đến tính đồng bộ, thống nhất giữa màu sắc của thiết kế bậc tam cấp đẹp so với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
Thi công bậc tam cấp
Trong quá trình thiết kế và thi công bậc tam cấp, cần lưu ý đến quá trình vận chuyển, vệ sinh,… trong và sau khi hoàn thiện để đảm bảo độ bóng, sáng cho mặt bậc tam cấp. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho độ bền, đẹp và tuổi thọ cho đá hoa cương cũng như cho toàn bộ tổng thể của công trình từ ngoài vào trong.
Trên đây là những điều chú ý về cách tính bậc tam cấp, kích thước bậc tam cấp cầu thang đảm bảo phong thủy và đem lại giấc ngủ ngon cho gia chủ sau ngày làm việc mệt mỏi. Dù ở nhà đất, chung cư, biệt thự hay thuê nhà trọ thì các bạn cũng cần phải lưu ý cách tính vị trí bậc tam cấp để chăm sóc sức khỏe của mình và mọi người trong gia đình. Nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline của Nội thất My House để được giải đáp chi tiết nhất.
09/04/2019 – KTS Hồ Văn Việt