Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Thực tế tuy là khu vực chức năng phụ nhưng phòng vệ sinh lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng vì nó phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của toàn bộ thành viên trong gia đình. Chính vì vậy việc bố trí phòng vệ sinh vừa hợp lý vừa tiết kiệm diện tích lại đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, thiết kế thông thoáng, sạch sẽ hợp phong thủy cho không gian nhà ống là điều chúng ta cần hiểu rõ. Nội thất My House sẽ đưa ra cho các bạn những giải pháp thiết kế công trình phụ này một cách tối ưu và hữu hiệu nhất trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào?
Không giống như nhà vệ sinh trong những công trình biệt thự, hay những ngôi nhà có diện tích rộng, nhà ống thường được xây dựng trong không gian khá hạn hẹp. Chính vì vậy phòng vệ sinh được thiết kế trong kiểu nhà này sẽ được gia chủ tận dụng những không gian khoảng trống được hình thành trong quá trình xây nhà.
Nhà vệ sinh có diện tích bao nhiêu là hợp lý?
Thực tế, không gian nhà vệ sinh của nhà ống sẽ có diện tích trong khoảng từ 3m2 đến 4m2. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi thêm hoặc bớt kích thước này tùy thuộc vào diện tích mặt sàn, nhu cầu sử dụng cũng như sống lượng người sống trong gia đình bạn.
Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm gì?
- Khu vực khô lắp để đặt bồn cầu và lavabo.
- Khu vực ướt dành cho việc tắm.
Một lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh trong nhà ống là nếu bạn đã có ý định lắp thêm bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng để tránh gây cảm giác chật chội.
Cách bố trí nhà vệ sinh phong thủy trong nhà ống như thế nào?
Bố trí nhà vệ sinh ở vị trí tiện nghi nhất
Có nên bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?
Việc sắp xếp xây nhà vệ sinh tại vị trí dưới gầm cầu thang trong nhà ống là điều thường gặp trong thực tế bởi gầm cầu thang chính là một không gian trống trong kiểu nhà này. Tuy nhiên cần lưu ý về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh tại vị trí này
Theo các chuyên gia nếu trường hợp bí bách lắm về diện tích thì chúng ta mới cần bố trí nhà vệ sinh dưới gần cầu thang, còn nếu không hãy cố gắng tìm một vị trí khác tốt hơn. Bởi trong phong thủy việc này không tốt, nó ảnh hưởng xấu đến đường công danh, sự nghiệp và sức khỏe của người đàn ông trong gia đình.
Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý gì?
Nhà bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà ống
- Trong phong thủy nhà ở thì trung tâm nhà thuộc Thổ, Nhà vệ sinh lại mang tính Thủy, Thổ lại khắc Thủy. Vì vậy các chuyên gia cho rằng nếu thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm nhà sẽ gây hại cho đường tài vận của gia chủ.
Không bố trí nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ
- Vị trí đặt nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ là điều xấu trong phong thủy. Nó khiến người ngủ trong căn phòng có nhà vệ sinh bên trên sẽ gặp nhiều vấn đề không tốt về sức khỏe.
Nhà vệ sinh không để ở đối diện cửa chính
- Những luồng khí tốt đi vào trong nhà bạn sẽ đi hết vào nhà vệ sinh nơi mang nhiều âm khí, nó khiến gia chủ bị thất thoát tiền của, sức khỏe nam thì hay bị mệt mỏi, không có tinh thần, nữ thì hay bị ốm vặt,… Chính vì vậy đây được xem là điều đại kỵ trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà chúng ta cần lưu ý.
Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng
- Gia chủ sẽ bị tổn hại về sức khỏe mang nhiều bệnh tật trong người, ảnh hưởng đến tiền bạc và kinh tế không được suôn sẻ nếu phạm phải điều này.
Không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ
- Thực tế nhà vệ sinh đã sử dụng lâu sẽ tồn đọng nhiều khí xấu và không sạch sẽ, không phù hợp với không gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên nhiều gia đình lại có ý định cải tạo nhà vệ sinh thành phòng ngủ để nới rộng không gian nhà ở, điều này là hoàn toàn sai lầm trong bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy.
Không nên bố trí nhà vệ sinh cuối hành lang
- Trong thiết kế nhà vệ sinh của nhà ống điều lưu ý là tuyệt đối không đặt phòng vệ sinh dưới cuối hàng lang. Điều này sẽ phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thủy gây ảnh hưởng xấu đến những người sống trong căn nhà đó, nhất là đối với trẻ em và người già.
Tuyệt đối không thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
- Phòng thờ là được xem là nơi linh thiêng và trang nghiêm, nơi đây chứa nhiều vi khuẩn và không sạch sẽ. Vì vậy nhà vệ sinh đặt ở vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm vốn có, không thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên.
Cửa sổ và hệ thống thông gió cần có trong thiết kế nhà vệ sinh nhà ống
- Đặc trưng của không gian nhà ống là hẹp, chính vì vậy trong thiết kế nhà vệ sinh cần thêm cửa sổ và hệ thống thông gió. Việc này sẽ tạo sự thoáng đãng cho nhà vệ sinh nhỏ, đồng thời mang những luồng hung khí từ nhà vệ sinh đi ra ngoài, loại bỏ những luồng khí xấu, giúp căn nhà bạn trở nên thông thoáng hơn.
Trên đây là những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý và phong thủy nhất mà Nội thất My House gửi đến các bạn. Chúc các bạn sẽ thiết kế và tạo nên được một không gian nhà ống hoàn hảo nhất cho gia đình.
23/04/2019 – KTS Hồ Văn Việt