Thực tế hiện nay các công trình nhà liền kề là mẫu kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy mà việc thi công móng cũng có những yếu tố rất đặc thù, đòi hỏi chủ đầu tư cũng như người thi công cần phải nắm bắt rõ ràng về các vấn đề này.
Đặc biệt móng lại là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Vậy biện pháp thi công móng nhà liền kề như thế nào cho hợp lý và chuẩn xác. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Các loại móng nhà liền kề hiện nay
Các mẫu nhà liền kề thường được cấu tạo với 2 loại móng cơ bản là: móng nông và móng cọc.
+ Móng nông
- Là loại móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base…
- Ưu điểm của móng nông là chúng thi công rất đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề.
- Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Chính vì vậy với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì chúng ta không thể dùng móng nông.
+ Móng cọc
- Loại móng cọc phổ biến nhất hiện nay là móng cọc ép.
- Ưu điểm của chúng là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng.
- Nhược điểm của hầu hết các mẫu móng cọc là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch, đặc biệt là khi xây nhà trên nền đất cứng, đất sét.
Xem thêm:
Một số hiện tượng xảy ra khi thi công móng nhà liền kề
Dưới đây là những hiện tượng bị ảnh hưởng khi thi công móng nhà liền kề đối với công trình nhà bên cạnh mà chúng ta cần biết
- Hiện tượng nứt vách, nứt tường, thấm dột.
- Làm hở dầm móng
- Máy móc thiết bị làm ồn nghiêm trọng
- Hệ thống đường ống cấp thoát nước bị vỡ, làm rò đường dây điện đi âm tường.
Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề khi ép cọc cho móng : Nếu công trình nhà bên cạnh xây dựng đã lâu năm, nền đất đã yếu sẵn, thì khi tiến hành ép cọc sâu xuống nền đất sẽ làm dâng khối đất lên, lấn chiếm gây ra lực chèn ép lên các móng nhà liền kề.
Vì vậy có thể làm nhà bên cạnh bị sụt lún, nghiêng, nứt tường, đội nền,… Việc này sẽ càng nguy hiểm càng lớn đối với những ngôi nhà sử dụng móng nông.
Xem thêm:
Tại sao khi thi công móng nhà liền kề lại có thể gây ra những hiện tượng nguy hiểm?
Trước hết về đặc điểm địa lý: Các vùng đô thị lớn ở nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng đều nằm trên vùng có địa chất yếu với tầng bùn sâu sau lớp đất sét chịu lực có bề dày từ khoảng 3,5m đến 7m. Những ngôi nhà cũ 2, 3 tầng hiện nay đều hầu hết nằm trên các móng nông và truyền tải trực tiếp vào lớp đất này.
Đặc biệt sau rất nhiều năm sử dụng, hệ cân bằng giữa khả năng chịu tải của nền và công trình đã ổn định. Nên chỉ cần có một tác động nào đó như thi công móng nhà bên cạnh cũng có thể phá vỡ trạng thái cân bằng này.
Bên cạnh đó nền đất có thể bị chồi lên khi tháo dỡ công trình hoặc lún xuống khi công trình mới xuất hiện. Sự lún hoặc chồi của nền này sẽ khiến công trình liền kề chịu ảnh hưởng và xuất hiện các dấu hiệu như nứt, vỡ tường, dầm, sàn hay nghiêng đều xuất hiện trước khi sập đổ.
Chính vì những ảnh hưởng quan trọng như vậy nên trước khi làm móng nếu không khảo sát địa chất cũng như các công trình liền kề một cách kỹ càng thì tất nhiên xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề là rất dễ gặp những điều rủi ro ảnh hưởng.
Xem thêm:
Các biện pháp thi công móng nhà liền kề tiêu chuẩn
Các biện pháp thi công móng nhà liền kề hiệu quả có thể kể đến:
- Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình đó phải tuân thủ theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật quy định về xây dựng cũng như thi công móng nhà liền kề. Đồng thời cũng không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công trình liền kề và xung quanh.
- Khi có nguy cơ xảy ra sự cố bất thường nghiêm trọng khi xây dựng, thi công móng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề và xung quanh, thì chủ đầu tư công trình phải dừng ngay lại việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề xung quanh hay yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường.
- Tiến hành khảo sát công trình liền kề xung quanh trước khi khởi công đào móng.
- Đồng thời theo các quy định của pháp luật thì chủ đầu tư cũng phải lập hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận, liền kề trước khi khởi công xây dựng và thi công móng nhà.
- Bên cạnh đó, tùy thuộc vào kết cấu xây dựng, khoảng cách công trình, địa chất đất tốt hay xấu….để đưa ra giải pháp thiết kế, thi công móng nhà liền kề để đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra để không xảy ra sự cố, các cơ quan chuyên về xây dựng cần theo dõi thường xuyên các loại công trình xây dựng liền kề trong đô thị để có các cảnh bảo kịp thời tránh việc xây dựng, thi công móng nhà liền kề ảnh hưởng đến xung quanh.
- Mặt khác, cũng cần kêu gọi người dân theo dõi và khi đã nhận thấy những dấu hiệu không bình thường về việc thi công, xây dựng móng gia đình nào đó, cần thông báo cho chính quyền hoặc các đơn vị có liên quan để kịp thời can thiệp.
- Lựa chọn giải pháp móng hợp lý: Để khắc phục tình trạng làm móng ảnh hưởng đến nhà liền kề, việc lựa chọn giải pháp móng chưa đủ, mà cần có giải pháp thi công không ảnh hưởng tới công trình lân cận như cách hạ cọc cụ thể là ép tĩnh cọc, ép cọc có khoan dẫn sao cho đảm bảo. Việc đào hố móng cũng cần giải pháp để không bị sạt lở hay dịch chuyển của đất nền nhà liền kề.
- Thông thường, trước khi ép cọc, chúng ta sẽ xử lý bằng cách khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm làm giảm thể tích khối đất bị chèn ép. Hay tiến hành ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn sang nhà liền kề. Tuy nhiên theo thực tế và kinh nghiệm cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố thi công móng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề, các trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.
- Phương án đảm bảo nhất hiện nay để không gây tác động vào nhà liền kề đó chính là dùng móng cọc khoan nhồi.
Lý do sử dụng cọc khoan nhồi là biện pháp hàng đầu trong thi công móng nhà liền kề?
- Thực tế cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn, nên việc thi công chúng sẽ tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất, từ đó không gây nứt lún nhà liền kề.
- Việc thi công cọc khoan nhồi nhà liền kề này phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó tiếp tục cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc.
- Chính vì hai lý do trên về giá và việc khó kiểm soát nên rất nhiều gia chủ ngại sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp nên dùng cọc khoan nhồi, thì chúng ta không nên tiết kiệm mà nên đầu tư để tránh sự cố xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề.
- Dù cọc khoan nhồi sẽ làm tăng chi phí lên 1,4-1,7 lần so với cọc ép, nhưng sẽ tránh cho gia chủ mất cả tỷ đồng đền bù nhà liền kề khi sự cố xảy ra.
- Đồng thời việc thuê một đợn vị giám sát có trình độ chuyên môn cao cần thiết cho toàn bộ quá trình thi công nhà để đảm bảo chất lượng cao nhất cho công trình chứ không riêng phần móng. Ngay cả với cọc ép, nếu gia chủ không có một kỹ sư giám sát chuyên nghiệp, chất lượng móng cũng không đảm bảo.
Xem thêm:
- Thiết kế biệt thự liền kề đẹp +53 Mẫu & Bản vẽ – Báo giá trọn gói 2022
-
Thiết kế nội thất biệt thự liền kề | +35 Mẫu & Công trình Full 3D đẹp 2022
Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến độc giả những nội dung chi tiết và quan trọng về biện pháp thi công móng nhà liền kề sao cho hiệu quả, đảm bảo an toàn mà lại bền vững. Chúc các bạn sẽ ứng dụng được những phương án này khi thi công móng cũng như xây dựng công trình nhà liền kề hiện nay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
28/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt