Bản vẽ trần thạch cao giúp gia chủ cũng như đơn vị thi công định hình toàn bộ cấu trúc ngôi nhà, phương án thi công và chọn mẫu trần thạch cao phù hợp. Bộ sưu tập thư viện cad này được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong việc tham khảo cũng như thiết kế trần thạch cao. Để hiểu chi tiết hơn mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp được cấu tạo trần thạch cao từ khung xương, và ghép tấm thạch cao thành từng lớp từng lớp để tăng phần ấn tượng. Có khá nhiều mẫu trần thạch cao để cho bạn lựa chọn. Phù hợp với sở thích của mỗi gia đình.
Tải bản vẽ trần thạch cao file cad: https://drive.google.com/file/d/18gM03pwCOfY6AG-IojUtLwZ968cSThYc/view?usp=sharing
Xem thêm:
Cách làm trần thạch cao giật cấp
Để có được một trần thạch cao giật cấp hoàn hảo nhất thì quy trình thi công trần phải được người thi công nắm thật kĩ càng nhằm đạt hiệu quả cao và sản phẩm tối ưu nhất.
Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hình dung chi tiết nhất những công đoạn chi tiết trần thạch cao để tạo nên một tấm trần thạch cao giật cấp cho ngôi nhà của mình.
Bước 1: Cố định thanh viền tường phần giật cấp của trần hạ.
Sau khi đã hoàn thành trần thượng, ta tiến hành cố định thanh viền tường VTC 20/22 cho vị trí của trần hạ giật cấp kín.
Bước 2: Treo ty, treo thanh chính phần trần hạ
Ta tiến hành móc ty treo để treo thanh chính của trần hạ. Thanh chính cách tường ≤ 400 mm.
Bước 3: Cố định thanh VTC20/ 22 mặt dung.
Ta tiến hành cố định thanh VTC 20/22 mặt dựng của trần hạ lên trên đáy khung xương của trần thượng bằng vít liên kết khung.
Bước 4: Liên kết thanh chính với thanh phụ.
Tiến hành cắt thanh phụ, bẻ mặt dựng và liên kết vào thanh chính bằng khóa liên kết. Hai đầu còn lại liên kết vào thanh VTC 20/22 hoặc vít bắt khung. Khẩu độ thanh phụ ≤ 406 mm.
Tiến hành nẹp thêm thanh VTC 20/22 vào vị trí góc dưới của cạnh mặt dựng và đáy trần hạ để ke góc lại.
Bước 5: Cân chỉnh hệ thống khung xương.
Bước 6: Lắp đặt tấm lên khung.
Đặt tấm: chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Bắt tấm vào vị trí trần thượng và trần hạ, sau đó mới bắt tấm mặt dựng.
Lưu ý: Các tấm phải được mắc so le với nhau, liên kết tấm vào khung bằng vít, phải biết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các vít không quá 150 mm đối với cạnh tâm và không quá 240 mm đối với bên trong tấm.
Bước 7: Gia cố cạnh góc bằng thanh V lưới và bàn giao.
Dùng thanh V lưới lắp vào các vị trí góc cạnh của trần giật cấp để gia cố, đồng thời tránh cho trần bị hư hỏng cánh.
Cuối cùng là vệ sinh trần và chuẩn bị nghiệm thu.
Xem thêm:
-
[File Autocad] Tổng hợp bản vẽ trần thạch cao mới đầy đủ 2023
-
[Tiêu chuẩn] Nghiệm thu trần thạch cao hiệu quả & chính xác 2023
Bản vẽ trần thạch cao giật cấp
Thông thường, bản vẽ mẫu trần thạch cao được xây dựng từ phần mềm AutoCad. Đây là một phần mềm rất dễ sử dụng và quản lý nên được đa số nhà thiết kế lựa chọn sử dụng. Từ những chi tiết trong bản vẽ tạo ra từ công cụ này mà chủ nhà hoặc đơn vị thi công có thể tính toán và báo giá một cách chính xác nhất.
Để các bạn có một cái nhìn thực tế hơn chúng tôi xin chia sẻ một số mẫu bản vẽ trần thạch cao giật cấp được ưa chuộng hiện nay.
Xem thêm:
Từ những chia sẻ trên, mong quý khách hàng sẽ có được một trần nhà sang trọng và tinh tế phù hợp với căn nhà cũng như phong cách của gia chủ nhất. Nếu cần được tư vấn và thiết kế hãy liên hệ với Nội thất My House để được những tư vấn viên và thiết kế nhiệt tình của chúng tôi hỗ trợ bạn nhé.
05/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt