Nhà dân là một trong những hạng mục xây dựng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù không quá phức tạp như các công trình khác nhưng nó cũng vô cùng quan trọng. Thực tế hiện nay có rất nhiều bản vẽ móng cọc ép nhà dân được sử dụng để thi công. Mỗi loại lại có cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Phạm trù bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nội dung này.
Móng cọc ép nhà dân là gì?
Bản vẽ móng cọc ép nhà dân được sử dụng với nhà có trọng tải lớn, địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt.
Vì sao cần sử dụng bản vẽ móng cọc ép nhà dân?
- Móng cọc ép rất quan trọng trong thi công nhà ở. Chúng có nhiệm vụ giúp cho phần móng của ngôi nhà trở nên vững chắc, chịu được lực và bền với thời gian.
- Tùy vào những khu vực có địa hình lún, đất yếu hoặc quy mô công trình xây dựng khác nhau mà ta có những bản vẽ móng cọc ép nhà dân khác nhau.
- Có bản vẽ, chúng ta sẽ biết được cần sử dụng loại móng nào, tiêu chuẩn ra sao. Bên cạnh đó là lựa chọn thiết bị sử dụng và vật liệu cần thiết để thi công.
- Bên cạnh đó cũng dựa vào bản vẽ, khi công trình xảy ra vấn đề ta có thể biết được nguyên nhân. Nhờ vậy mà tìm ra những phương án khắc phục hay truy cứu trách nhiệm.
- Một ngôi nhà có đẹp khang trang và bền vững hay không nó phụ thuộc vào 70% là kết cấu móng nhà. Để móng nhà không bị sụt lún, nứt tường hay nứt móng..nên bạn phải tìm hiểu kỹ các loại móng nhà
Bản vẽ các loại móng nhà dân
Xem thêm:
-
Kết cấu móng băng nhà 3 tầng – Bản vẽ & Quy trình thi công 2023
-
[Tiêu chuẩn] Biện pháp thi công móng nhà liền kề chính xác 2023
Bản vẽ móng băng chuyên dụng
- Hầu hết các bản vẽ móng cọc ép nhà dân với cấu tạo móng băng đều sử dụng vật liệu là bê tông cốt thép để mang đến sự gắn kết và chịu lực cao. Loại móng này có thể thi công ở nền đất yếu, do vậy nên sử dụng chúng cho những kiến trúc xây dựng lớn, nhiều tầng.
- Móng băng chuyên dụng có độ chịu lực của nền cao.
- Ưu điểm của loại móng này là chịu lực tốt, lún đều dàn trải không gây nứt rạn.
- Móng băng dùng được cho đa số thiết kế, trừ những công trình lớn được chỉ định sẵn.
- Thiết kế móng băng trong bản vẽ móng cọc ép nhà dân có dạng dải dài.
- Chúng có thể nằm độc lập hoặc là cắt nhau hình chữ thập, để đỡ tường hoặc cột trụ.
- Thi công loại móng này bằng cách đào móng xung quanh khuôn viên công trình hoặc đào song song.
- Cấu tạo móng băng nông hơn các loại khác, chiều sâu trộn móng 2-3m.
- Với những móng phức tạp như công trình nhà ống hiện đại, cao tầng chiều sâu móng 5m.
- Móng băng được phân loại thành 2 loại là móng cứng và móng mềm.
Bản vẽ móng đơn cho những căn nhà đơn giản
- Móng đơn không chỉ sử dụng trong xây nhà mà nó còn được ứng dụng trong các công trình nhà xưởng, phòng trọ…
- Khác biệt của loại móng cọc đơn này chính là nằm ở cột điện, các cột trụ và mố cầu.
- Về thiết kế và cấu tạo, móng đơn có hình vuông, tròn hoặc chữ nhật.
- Có ba loại móng là móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp cả hai loại.
- Đây là loại móng có thiết kế đơn giản nhất trong các bản vẽ móng cọc ép nhà dân.
- Ưu điểm của nó là chịu lực tốt, kích thước hình dáng có thể điều chỉnh dễ dàng. Hơn nữa móng đơn lại có giá thành rẻ và tiết kiệm hơn các loại móng khác.
Bản vẽ về móng bè
- Móng bè còn được gọi là móng liền.
- Chúng được sử dụng cho các hạng mục nhà ống, nhà lô 3 tầng trở lên.
- Loại móng này được thiết kế xây dựng trên nền đất yếu mềm chiếm >75% diện tích đất nhà.
- Đây là loại móng có kích thước và diện tích lớn nhất.
- Ưu điểm của chúng là xây được trên nền đất yếu, giảm tải công trình, không sụt lún…
Bản vẽ cấu tạo phần móng cọc
- Đây là loại móng có kết cấu khác biệt nhất trong các bản vẽ móng cọc ép nhà dân.
- Móng cọc gồm đài cọc và đài móng thiết kế để truyền tải trọng xuống nền đất cứng hơn.
- Thiết kế móng cọc sử dụng các cọc bê tông lớn đóng sâu xuống đất.
- Ngoài cùng bê tông có thể sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm, giúp giảm chi phí cho công trình.
Những lưu ý khi thi công móng nhà từ 2 tầng trở lên
Để có được một thiết kế móng nhà dân tốt với khả năng chịu lực ổn định và mức chi phí hợp lý thì chúng ta cần có khâu khảo sát ban đầu.
Gia chủ nên tiến hành tham khảo lịch sử địa chất khu vực lô đất xây nhà, đồng thời tham khảo thêm các thiết kế móng gia đình hàng xóm nằm trong khu vực đó. Đặc biệt khâu thực hiện khoan thăm dò đánh giá giúp xác định được đúng địa chất, đưa ra phương án thi công móng hợp lý nhất.
Mời các bạn tham khảo những lưu ý khi sử dụng máy khoan đất như sau:
- Nếu khoan xuống chưa đến 1,5m mà đất nhão tức là đất yếu thì ta cần đổ đất và bơm cát nhất là các vùng miền Tây hay Bình Tân , Cần Giờ TPHCM. Đồng thời ta sử dụng ép cọc khoan nhồi hay đóng Cừ Tràm giá hiện nay khoảng 10k/cây công đóng 10k/cây. Tại miền Bắc như Thái Bình, Nam Định ta sử dụng cọc Tre
- Nếu nền đất yếu kho dày từ khoảng 3m trở xuống thì gọi là đất quá yếu cách tốt nhất để không hỏng hóc nứt tường móng thì cách tốt nhất là ta nên sử dụng ép cọc khoan nhồi, nhất là khi xây những mẫu nhà 2 tầng trở lên.
- Trong một số trường hợp khoan đất thấy không dày lắm khoảng 2m đến 3m móng yếu mà cần xây nhà phố 3 tầng trở lên thì chúng ta nên sử dụng móng bè. Bởi vì loại móng này chắc chắn hơn so với móng cọc, nhưng lưu ý khi khoan đất đào móng tránh địa chấn làm ảnh hưởng nhà hàng xóm bên cạnh.
- Riêng đối với các kiến trúc nhà cấp 4 mái thái lợp ngói hay biệt thự villa trệt nếu đất tốt cứng cấp thì xử lý móng băng cần thì gia cố đà kiềng là chắc chắn, nên không cần phải ép cọc hay móng bè gì thêm cho tốn kém
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bản vẽ móng cọc ép nhà dân. Tùy vào diện tích và thổ nhưỡng công trình mà chúng ta có thể lựa chọn loại móng nào cho phù hợp nhất.
Đặc biệt hiện nay có nhiều nơi báo giá ép cọc bê tông nhà dân khá thấp nhưng chất lượng chưa thật đảm bảo, vì vậy hãy lựa chọn những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp nhé.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.
09/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt