Nguồn gốc của ngày Trung thu
Trung thu tức có nghĩa là giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch hằng năm.
Theo tích xưa, thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh, sau đó du nhập vào Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày tết Trung thu
Trung thu được xem như là một cái tết lớn cho người dân châu Á và Việt Nam nói riêng trong năm. Tết Trung thu là một phong tục mang ý nghĩa sâu sắc hằng năm, nó có ý nghĩa là sự chăm sóc, sự hiếu thảo được coi như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn, sự tri ân, của tình thân bằng hữu, của đoàn tụ, và của cả những sự yêu thương.
Tết Trung Thu ở Việt Nam còn có các tên gọi khác như: Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay là Tết Đoàn viên.
+ Tết thiếu nhi: Đây là dịp để các bé được người lớn tặng quà như là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được tham gia hoạt động rước đèn lồng, phá cỗ Trung Thu, ca hát và vui chơi.
Các hoạt động dành cho trẻ em vào ngày này khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa là dành cho thiếu nhi vậy nên gọi đây là tết thiếu nhi.
+ Tết Trông trăng: Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn được gọi với cái tên khác là Tết trông Trăng.
+ Tết Đoàn viên: Vào ngày này ai ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình của mình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ tâm sự, thưởng thức những miếng bánh, trà thật nghĩa tình và ấm áp. Chính vì vậy tết trung thu còn hay được gọi với cái tên là tết đoàn viên là như vậy.
Hoạt động Trung thu tại Công ty MyHouse
Rằm tháng 8 – trăng sáng đỉnh đầu, tròn đầy và viên mãn trong tiết trời thu dịu mát. Vậy là một mùa Trăng tròn 2022 đã đến, MyHouse luôn dành tặng những tình cảm Chân Quý tới toàn thể nhân viên và các đối tác của công ty.
Chúc mọi người có một Tết Trung Thu ấm áp, hạnh phúc, vui vẻ bên những người thân yêu.
13/02/2023 – KTS Hồ Văn Việt