Có rất nhiều lý do khiến cho các chủ nhà phố, biệt thự ngày nay thiết kế giếng trời trên cầu thang, vừa thông thoáng vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhưng làm sao để thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp, tiết kiệm chi phí mà còn phải hợp phong thủy? Tất cả sẽ được giải đáp tại đây.
Hãy cùng My House khám phá ngay 33+ mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp và có tính ứng dụng cao.
0965048286
Vì sao nên thiết kế giếng trời trên cầu thang?
Nhắc tới thiết kế giếng trời trên cầu thang nhà phố, biệt thự, chúng ta có thể liệt kê một số ưu điểm như sau:
Lấy ánh sáng
Thiết kế giếng trời trên cầu thang với các tầng thông nhau khiến ánh sáng được đưa vào nhà, thông qua hành lang để dẫn tới các phòng.
Thiết kế này khiến cả không gian bừng sáng, mang sinh khí tốt lành cho cả ngôi nhà.
Thông thoáng không khí
Vị trí cầu thang là xương sống của ngôi nhà, là nơi lưu chuyển của dòng khí, dòng năng lượng.
Nhờ thiết kế giếng trời mang lại sự lưu thông tốt hơn cho không khí, khiến cho không khí trong ngôi nhà được thông thoáng, lưu thông dễ dàng.
Giá trị thẩm mỹ cao
Thiết kế giếng trời trên cầu thang mang đến cho biệt thự, nhà phố một không gian thoáng đãng.
Đặc biệt khi bạn trang trí khu vực này với cây xanh, tranh nghệ thuật, với đồ trang trí tinh tế, đẹp mắt sẽ càng tôn lên giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.
Giếng trời trên cầu thang là phương án thiết kế được nhiều gia đình hiện đại ưa thích bởi công năng cũng như vẻ đẹp tinh tế và thoáng đãng nó mang lại.
Yếu tố phong thủy nhà
Theo phong thủy, cầu thang là xương sống của ngôi nhà, trong khi đó, giếng trời là nơi không khí lưu chuyển.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang kết hợp sẽ tạo cảm giác thoải mái, mang tới sự dễ chịu cho người ở, cũng như xua tan những bất an, bực bội trong người.
Có thể nói, đây là sự kết hợp ấn tượng, cân xứng và phù hợp với phong thủy nhà ở.
—Xem thêm: Thiết kế giếng trời là gì?
Cách trang trí giếng trời trên cầu thang
Thiết kế giếng trời trên cầu thang cũng đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ cao để gây ấn tượng cũng như mang lại không gian đẹp cho gia đình.
Đỉnh giếng
Đỉnh giếng là phần trên cùng, thường kết thúc tại tầng kế trên cùng, đây là vị trí đón nắng nhiều nhất tại kết cấu giếng trời.
Tại vị trí này, cần thiết kế thêm một hệ khung mái chắc chắn cho phép ánh sáng đã giảm cường độ gắt đi qua.
Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, những kết cấu thép này đổ bóng lên tường tạo ra hoa văn đẹp mắt, ấn tượng.
Tại vị trí đỉnh giếng này, hãy bố trí cây xanh để làm dịu không khí nóng gắt tại tầng trên cùng, thay vào đó là không khí tươi mát.
Bạn có thể sử dụng các vật liệu màu sắc khác nhau để tạo nên ánh sáng như mong muốn.
Nếu độ sáng quá lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong nhà, bạn cũng có thể giảm cường độ sáng của giếng trời thông qua lớp mái.
Hãy chọn chất liệu làm giảm cường độ sáng hoặc có độ dày hơn tấm bình thường.
Chất liệu nhựa và kính kết hợp khung che bằng sắt sẽ mang lại sự chắc chắn cho mái và giúp ánh sáng đi vào hợp lý nhất.
Thân giếng
Vị trí thân giếng thường được trang trí theo sở thích của gia chủ bằng tranh ảnh, cây xanh, gạch ốp, đồ trang trí treo tường,…
Để mang lại vẻ đẹp hài hòa với tổng thể nội thất, hãy khéo léo chọn màu sắc cũng như phong cách trang trí.
—Xem thêm: Trang trí cầu thang nhà phố đẹp
Đáy giếng
Đáy giếng thường nằm ở tầng 1 nhà phố, biệt thự và ở tại vị trí phòng khách.
Vậy nên, để có một thiết kế giếng trời trên cầu thanh đẹp, hãy biến nơi đây thành không gian trang trí ấn tượng với vườn cây tiểu cảnh, non bộ,…
Nếu giếng trời không có mái che, tức là nếu trời mưa, nước sẽ rơi xuống đáy giếng, vậy thì một bể cá hoặc một tiểu cảnh có kính ngăn cách với không gian nội thất chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Hãy nhớ làm hệ thống thoát nước hợp lý để tránh nước đọng hoặc lênh láng ra phòng khách.
Đặt giếng trời trên cầu cầu thang ở vị trí nào thì hợp phong thủy?
Khi xem xét vị trí đặt giếng trời trên cầu thang, người ta chủ yếu xem xét đến khả năng lấy ánh sáng tốt nhất.
Theo phong thủy, giếng trời được đặt tại vị trí trung cung, thuộc hành thổ, cân bằng các hành khác:
Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa.
Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:
- Đặt giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết, bố trí và tiểu cảnh phong thủy giúp tạo sự cân bằng và kích hoạt luồng sinh khí tốt.
- Tạo không gian hồ nước trong giếng trời như nước chảy trên tường và giảm sự nóng bức mà ánh mặt trời chiếu vào.
- Làm giếng trời trong phong thủy ở phòng ăn (hành Mộc) nên bố trí dạng ống, thẳng có mái che để Mộc sinh Hỏa cục tốt.
- Trường hợp giếng trời có vị trí cạnh phòng bếp, ăn nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh Thủy sinh Mộc.
- Giếng trời có mái đặt ở nhà thấp tầng sẽ thích hợp là nơi đặt phòng thờ vừa không bị không gian phía trên tác động vừa tiện cho việc hương khói, hấp thụ hơi nóng tốt.
—Xem thêm: 30+ Bản vẽ giếng trời hợp phong thủy 2022
33+ Mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp nhất
Thiết kế giếng trời trên cầu thang là cách đơn giản nhất để giúp ngôi nhà của gia đình quanh năm vẫn thông thoáng, khô ráo và tràn ngập ánh sáng.
Tuy nhiên, để sở hữu một thiết kế giếng đẹp và phù hợp với nhà mình, bạn hãy tham khảo 33+ mẫu giếng trời kết hợp cầu thang sau đây:
Mong rằng với thiết kế giếng trời trên cầu thang ấn tượng, độc đáo trên sẽ mang lại cho bạn một tổ ấm hạnh phúc, sinh động và trong lành.
Mọi chi tiết thắc mắc về thiết kế giếng trời và yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất nhà phố, nhà ống, biệt thự liền kề, vui lòng liên hệ hotline nội thất My House:
0965048286