Bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà xưởng nhưng đang băn khoăn về giá cả? Tìm nguồn tham khảo mà quá nhiều mức giá khác nhau, không biết đâu là nguồn chính xác?
Hiểu được điều đó, trong bài viết này, My House sẽ gửi đến bạn báo giá thiết kế nhà xưởng chi tiết và chính xác nhất để bạn tham khảo và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Bảng giá thiết kế nhà xưởng trọn gói 2022
Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao, những nhà xưởng cũng “mọc lên” ngày càng nhiều. Do vậy, giá thành xây dựng, thiết kế nhà xưởng cũng thay đổi từng ngày.
Dưới đây là bản báo giá thiết kế nhà xưởng mới nhất hiện nay, My House tổng hợp để bạn đọc tham khảo.
BẢNG ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG, NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
Thiết kế nhà xưởng tiền chế: 30.000đ/m2 – 70.000đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng)
Thiết kế nhà xưởng: 40.000000 đ/m2 – 80.000000đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng)
Thiết kế nhà xưởng bê tông cốt thép: 60.000 đ/m2 – 90.000 đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng)
Thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng: 70.000 đ/m2 – 120.000 đ/m2 (tùy vào diện tích nhà xưởng)
(có vẽ 3D nội thất trong phòng)
Nội dung hồ sơ thiết kế:
- Mặt bằng tổng thể, mặt bằng các khối công trình, mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ.
- Hồ sơ phối cảnh + hồ sơ kiến trúc.
- Hồ sơ kết cấu khung vì kèo, bê tông cốt thép …
- Hồ sơ kỹ thuật điện, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước, chất thải.
- Bể nước ngầm, tháp nước…
- Kết cấu nền đường nội bộ, hệ thống thoát nước ngoại vi.
Quy trình nhận hồ sơ thiết kế nhà xưởng
-
- Sơ bộ dự toán + theo hợp đồng thiết kế (tạm ứng đợt 1: 30% chi phí ).
- Thiết kế tổng mặt bằng theo sơ đồ công nghệ + hồ sơ xin phép xây dựng (nếu có) .
- Thiết kế tổng mặt bằng + phối cảnh tổng thể + (tạm ứng tiền đợt 2; 30% chi phí) .
- Triển khai hồ sơ kỹ thuật gồm: Kết cấu, điện, nước, công nghệ, đường và kỹ thuật khác…
- Bàn giao hồ sơ bản vẽ + file hồ sơ + thanh toán chi phí còn lại và thanh lý hợp đồng
ĐƠN GIÁ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ CÔNG NGHIỆP
1. Đơn giá áp dụng cho nhà xưởng tiền chế, nhà kho tiền chế, nhà xưởng công nghiệp, nhà để xe đơn giản (nền bê tông 100mm dùng cho để hàng hóa, tổng trọng lượng xe nâng hoạt động dưới 5 tấn), diện tích xây dựng > trên 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột xây lõi thép hoặc cột đổ bê tông, kèo thép, sắt hộp, xây tường 100mm cao dưới 1,5m rồi lợp tole, mái tole: Đơn giá thi công nhà xưởng từ 1.350.000đ/m2 – 1.550.000đ/m2 (tùy thuộc vào diện tích).
2. Đơn giá áp dụng cho xây dựng nhà thép tiền chế khẩu độ lớn (nền bê tông 150mm 2 lớp sắt dùng cho để hàng hóa nặng, tổng trọng lượng xe nâng hoạt động dưới 6,5 tấn) : Đơn giá thi công từ 1.500.000đ/m2 – 1.800.000đ/m2 (tùy thuộc vào diện tích). (Tùy thuộc vào diện tích nhà xưởng, ngành nghề hoạt động, mà chúng tôi sẽ tư vấn khung kèo cột, nền nhà xưởng để có giá chính xác nhất cho quý khách hàng).
3. Đơn giá thi công áp dụng cho nhà tiền chế, nhà xưởng bê tông cốt thép giá từ 2.500.000đ/m2 – 3.500.000đ/m2 (cho nhà xưởng 1 trệt,1 lầu – 2 lầu trở lên) (tùy thuộc vào diện tích).
Nội dung | Đơn giá/ m2 |
Thiết kế nhà xưởng | 30.000 – 80.000 (tùy vào diện tích nhà xưởng) |
Thi công nhà xưởng | 1.400.000 – 1.800.000 |
Nhà xưởng bê tông cốt thép | 2.500.000 – 3.500.000 (tùy thuộc vào diện tích |
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nhất định để nhà xưởng đảm bảo đúng chất lượng trong hoạt động.
Dưới đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cần thiết bạn cần phải đảm bảo khi thiết kế xây dựng nhà xưởng.
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng sản xuất
Đối với tiêu chuẩn thiết kế móng và nền nhà xưởng sẽ cần yêu cầu về bản vẽ kết cấu móng nhà xưởng theo quy định trong TCVN 2737:1995 nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn đó là:
– Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp trên đất yếu phải có các biện pháp xử lý nền thích ứng với địa chất.
– Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử dụng để chọn các kết cấu nền phù hợp theo các dạng nền:
– Nền nhà xưởng bằng bê tông: Bê tông; bê tông cốt thép; bê tông có phôi thép chịu va đập; bê tông chịu được ăn mòn axit, kiềm; bê tông atphan.
- Nền nhà xưởng bằng thép
- Nền nhà xưởng lát gạch xi măng
- Nền nhà xưởng lát ván, gỗ, chất dẻo
– Nếu thiết kế nền nhà xưởng đối với khu vực kho, bãi vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải yêu cầu bằng phẳng;
– Phần mặt nền nhà xưởng phải có lớp lót cứng và hệ thống thoát nước nhanh tránh ứ đọng nước;
– Thiết kế nền nhà xưởng bằng bê tông phải chia thành từng ô và chiều dài mỗi chiều của một ô tối đa 0,6m, giữa các mạch ô nền phải chèn bằng bi tum. Đồng thời lớp lót bê tông có độ dày tối thiểu lớn hơn 0,1m.
– Chiều rộng của nền hè nhà yêu cầu phải từ 0,2 đến 0,8 m và độ dốc là 1 đến 3%.
Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp
– Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng và các hệ thống kỹ thuật phần công trình ngầm nhà xưởng nếu có phải đảm bảo phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng.
Trong đó, tiêu chuẩn nền móng khi thiết kế bản vẽ nền móng phải đảm bảo các quy định:
– Thiết kế móng xây dựng nhà xưởng có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch là:
- Đối với cột cốt thép: Độ chênh lệch 0,2m
- Đối với cột có khung chèn tường: Độ chênh lệch 0,5m
- Đối với cột bê tông cốt thép: Độ chênh lệch 0,15m
– Đối với cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.
– Thiết kế móng cột nhà xưởng có khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.
– Đối với các móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc nếu là nhà không khung: chiều sâu đặt móng nhỏ hơn hoặc bằng 15cm cần thiết kế dầm đỡ tường và mặt trên dầm đỡ nên thấp hơn mặt nền khi hoàn thiện ít nhất là 3cm (0,03 m).
– Thiết kế móng nhà xưởng đối với phần chịu tác động của nhiệt độ cao phải có sử dụng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt, móng chịu tác dụng ăn mòn phải có thiết kế vật liệu chống ăn mòn.
Tiêu chuẩn thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái
Đối với thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
– Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng theo vật liệu: Phụ thuộc vào lựa chọn vật liệu làm mái sẽ có quy định tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng thích hợp như sau:
- Nhà xưởng sử dụng tấm lợp amiăng xi măng: Độ dốc từ 30% đến 40%;
- Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng (Mái lợp tôn múi): Độ dốc từ 15% đến 20%;
- Nhà xưởng sản xuất thiết kế mái lợp ngói: Độ dốc từ 50% đến 60%;
- Nhà xưởng công nghiệp thiết kế mái lợp tấm bê tông cốt thép: Độ dốc từ 5% đến 8 %.
– Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng nếu dưới 8% bắt buộc phải có bố trí khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm và khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lớn hơn 24m theo dọc nhà.
– Đối với thiết kế thoát nước nhà xưởng ở phần mái sẽ phụ thuộc và vật liệu lợp mái và yêu cầu công nghệ mà sẽ thiết kế mái nhà xưởng công nghiệp bên trong hay bên ngoài.
– Đối với thiết kế nhà xưởng có cửa mái hoặc mái giật cấp với độ lệch 2 mái lớn hơn hoặc bằng 2,4m phải có máng hứng nước và ống thoát. Trường hợp độ lệch 2 mái dưới 2,4m không phải làm mãng hứng nhưng phải có biện pháp thi công nhà xưởng gia cố phần mái bên dưới trong khoảng nước xối.
– Đối với cửa mái hỗn hợp có chức năng chiếu sáng và thông gió bắt buộc phải thiết kế lắp kính thẳng đứng và chỉ lắp nghiêng khi có luận chứng hợp lý. Chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84m và nên đặt lùi và 1 bước cách cột đầu hồi nhà. Ngoài ra, phần cửa mái phải không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hay chất động, nếu có không được làm cửa mái.
– Nếu nhà xưởng sản xuất sinh nhiệt, ẩm, chất động cần có cửa mái thông gió thì cần đảm bảo phải có mái chống mưa hắt, không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống với chiều cao khoảng trống từ 0,15 m đến 0,3 m.
– Bố trí góc chống mưa hắt không lớn hơn 15° đối với nhà sản xuất kỵ nước mưa hoặc ở khoảng trống bố trí nan chớp nghiêng thì góc chống mưa hắt của mái đua phía trên có thể tăng đến 45°. Các nan chớp không được làm bằng vật liệu dễ vỡ.
– Phần cửa mái yêu cầu lắp kính cố định, phần dưới hở, trên có mái đua và chiều dày kính lớn hơn hoặc bằng 3mm. Nếu file bản vẽ autocad thiết kế nhà xưởng có cầu trục thì cửa mái phải lắp lưới bảo vệ kính với chiều rộng lưới nhỏ nhất là 0,7m kính lắp thẳng đứng và bằng hình chiếu bằng của khung cửa khi khung cửa nằm nghiêng hoặc nằm ngang. Nếu kính cốt thép không cần lưới bảo vệ.
– Khi thiết kế nhà xưởng việc lựa chọn các kiểu cửa mái như: bản vẽ nhà xưởng mái vòm, răng cưa, chữ M, chồm diềm,… sẽ phụ thuộc vào công nghệ và hướng nhà xưởng.
Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng làm nhà xưởng đối với phần tường và vách ngăn sẽ phụ thuộc vào đặc tính, quy mô, nhu cầu sử dụng để lựa chọn các loại tường nhà xưởng phù hợp (như tường chịu lực, tự chịu lực, tường chèn khung,…) với các vật liệu gạch, đá tự nhiên, tấm amiăng xi măng, tấm bê tông cốt thép.
Lưu ý nếu tường ngoài bằng tấm amiăng xi măng hoặc vật liệu nhẹ thì phần thiết kế chân tường nên là gạch, đá hoặc bê tông và có chiều cao hơn mặt nên khi hoàn thiện ít nhất là 3cm.
- Nếu sử dụng chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa, chống ẩm bằng vữa xi măng mác 75 dày 20cm đặt ngang ở mặt nền khi hoàn thiện.
- Đối với tường ngăn phân xưởng nên thiết kế có thể tháo lắm thuận tiện.
- Nếu thiết kế tưởng nhà xưởng sản xuất mỗi nhịp tốt đa có kích thước 12m và chiều cao cột lớn nhất là 6m.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cho cửa sổ và cửa đi
Yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp đối với cửa sổ cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Độ cao cửa tối đa 2,4m từ mặt sàn và phải đóng mở được.
– Độ cao cửa sổ lớn hơn 2,4m phải lắp thành khung cố định để chống bão và trường hợp cần thiết phải lắp cánh cửa có kẹp giữ chắc chắn và đóng mở bằng cơ khí.
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khác
Trong các tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ nhà xưởng sản xuất công nghiệp có rất nhiều yêu cầu khác về:
– Tiêu chuẩn thiết kế điện nhà xưởng: Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhà xưởng công nghiệp chiếu sáng, sản xuất cần đáp ứng nhu cầu sản xuất hợp lý và an toàn điện như:
- Bản vẽ thiết kế điện chiếu sáng nhà xưởng
- Bản vẽ thiết kế ổ cắm điện
- Bản vẽ thiết kế internet.
- Bản vẽ thiết kế truyền hình cáp, điện thoại (nếu có).
- Sơ đồ chi tiết điện thông minh (nếu có).
– Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy (pccc) cho nhà xưởng;
– Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chống sét cho nhà xưởng.
Các bước thiết kế nhà xưởng
Quy trình thiết kế nhà xưởng đảm bảo quy chuẩn:
Quy trình các bước thiết kế nhà xưởng
- Đề xuất phương án thiết kế nhà xưởng với khách hàng, kiểm tra quy mô, vị trí các hạng mục công trình nhà xưởng, lắp đặt cửa sắt, thuyết trình các phương án xây dựng nhà xưởng: Công nghệ, kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật (bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy chuẩn, tiêu chuẩn, ứng dụng phần mềm thiết kế xây dựng nhà xưởng)
- Thực hiện bản vẽ mặt bằng, bản vẽ kiến trúc… đối với khách hàng về xây dựng nhà xưởng. Sau đó lên phương án thi công nhà xưởng chi tiết và khoa học.
- Chuẩn bị các tài liệu thiết kế và thi công nhà xưởng: bao gồm bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát địa chất, lập dự toán xây dựng công trình.
Trong đó, thiết kế bản vẽ thi công phải đảm bảo biểu thị được đầy đủ các tham số kỹ thuật, nguyên liệu dùng và chi tiết cấu tạo tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn được vận dụng, bảo đảm đủ điều kiện để khai triển thi công xây dựng nhà xưởng.
Những mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp 2022
My House xin gửi bạn những mẫu thiết kế nhà xưởng mới nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo.
Mẫu bản vẽ nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng là một công việc không thể thiếu đối với bất kỳ ai đang có ý định xây dựng nhà xưởng. Vì vậy, tham khảo các bản vẽ nhà xưởng trước khi thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế là điều cần thiết. Dưới đây là một số mẫu bản vẽ nhà xưởng My House tổng hợp để bạn tham khảo.
Mẫu xưởng may công nghiệp
May mặc là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nước ta. Vậy nên, những xưởng may công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều và ngày càng được chú trọng.
Một số mẫu xưởng may công nghiệp khoa học, đẹp mắt, được ứng dụng rộng rãi hiện nay.
Mẫu nhà xưởng nhỏ
Không chỉ những doanh nghiệp quy mô lớn mới cần chú trọng xây dựng nhà xưởng, những doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ cũng cần chú ý đến nhà xưởng để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt. Dưới đây là một số mẫu nhà xưởng nhỏ với nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn để bạn tham khảo!
Mặt tiền nhà xưởng đẹp
Bên cạnh công năng, diện tích sử dụng, tính thẩm mỹ của nhà xưởng cũng rất cần các chủ đầu tư quan tâm, chú trọng. Một nhà xưởng có mặt tiền đẹp chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình lớn từ khách hàng và những doanh nghiệp đến tham quan, hợp tác.
Trên đây là báo giá chi tiết thiết kế nhà xưởng và những mẫu nhà xưởng đẹp hiện nay, My House tổng hợp để bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm những lựa chọn để có quyết định phù hợp nhất cho mình.
25/02/2021 – KTS Hồ Văn Việt