F&B là gì? Đây là khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều người. Lĩnh vực F&B xu hướng nghề nghiệp hàng đầu bởi sự phát triển của ngành dịch vụ nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành đặc biệt này? Vậy để hiểu chi tiết hơn về nhành nghê này mời bạn cùng MYHOUSE tìm hiểu chi tiết qua bài viết về kiến thức về f&b dưới đây.
F&B là gì?
Ngành F&B là gì ? F&B là thuật ngữ viết tắt của từ Food and Beverage Service (Ẩm thực và đồ uống). Đây là dịch vụ cung cấp đồ ăn thức uống cho khách lưu trú tại khách sạn hoặc khách vãng lai. Ngoài đáp ứng nhu cầu về ăn uống (Room Service), F&B còn kinh doanh các dịch vụ kèm theo như: hội họp, tiệc, giải trí …
- Có thể thấy, mô hình F&B ở khách sạn và của một nhà hàng riêng biệt bên ngoài có sự khác biệt rất lớn. Tuỳ theo cấp độ sao, số lượng phòng, diện tích… mà mỗi khách sạn sẽ cơ cấu hình thành bộ phận F&B sao cho phù hợp nhất để vận hành. Ví dụ như:
- Khách sạn 3 sao thường bao gồm 1 nhà hàng phục vụ giờ cố định, 1 quầy bar (thường ở khu vực tiền sảnh) và dịch vụ Room Service khi khách có yêu cầu.
- Khách sạn 4 sao thì có ít nhất 1 nhà hàng phục vụ các bữa trong ngày với bữa sáng được phục vụ với hình thức buffet (tự chọn) và quầy bar tại các khu vực công cộng như tiền sảnh, hồ bơi hay spa… và dịch vụ Room Service 24/24.
Đối với khách sạn từ 5 sao trở lên luôn có ít nhất 2 nhà hàng sẵn sàng phục vụ ăn uống 24/24 với đa dạng hình thức như: buffet, A La Carte, Set Menu… từ các món ăn cao cấp Âu – Á và các món nước sang trọng.
Ngoài ra, bên cạnh các quầy bar tại các khu vực công cộng, các khách sạn ngày nay còn có vài khu vực riêng dành cho thực khách thưởng thức chuyên sâu về các loại đồ uống, cocktail như: Lounge, club, các quầy bar mở ở sân thượng hay ngoài bãi biển,… và dịch vụ Room Service 24/24 với chất lượng như bữa ăn tại nhà hàng.
Vai trò của ngành F&B
Đây là một ngành có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của khách sạn, resort. Dưới đây là một số vai trò chính bạn có thể tham khảo:
Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng
Dịch vụ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong mỗi đơn vị khách sạn. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn là một trong những yếu tố hàng đầu nâng cao vị thế khách sạn cũng như góp phần làm tăng doanh thu. Đó là lý do đáp ứng các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày một tăng cao của khách hàng là vai trò hàng đầu của những người làm ngành F&B.
Thúc đẩy doanh thu
Ngày nay, việc tổ chức tiệc tại các khách sạn không còn quá xa lạ bởi sự chuyên nghiệp, sang trọng và sạch sẽ. Không thể phủ nhận đây là một nguồn thu “béo bở” mang về lợi nhuận không hề nhỏ so với các dịch vụ khác trong khách sạn.
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Điều gì khiến một khách hàng hài lòng và lựa chọn quay trở lại với khách sạn? Không gian, giá cả hay chất lượng dịch vụ? Thực chất đây đều là 3 yếu tố vô cùng quan trọng để chinh phục mọi đối tượng khách hàng.
Đơn giản mà nói, nếu khách sạn có giá cả tốt, đồ ăn ngon và chất lượng phục vụ tuyệt vời thì chẳng có lý do gì mà khách hàng qua đường hay một tín đồ du lịch lại ngần ngại để lại những feedback hay review tích cực phải không nào.
Khách hàng thường có thói quen so sánh về chất lượng dịch vụ giữa các khách sạn. Đây chính là cách nhanh nhất để bạn có thể trở thành sự lựa chọn số 1 cũng như thành công đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.
Yêu cầu đối với F&B là gì?
- Là người được qua đào tạo, có kinh nghiệm nghiệp vụ liên quan, am hiểu quy trình phục vụ ăn uống.
- Sức khỏe tốt để có thể đi đứng, bưng bê kéo dài nhiều giờ.
- Chú ý tác phong, dáng đi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ gọn gàng, nhất là hay tay
- Là người hòa đồng, trung thực, niềm nở, tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp, hỗ trợ các nhân viên khác để cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đặt ra
Các bộ phận F and B trong khách sạn
Dưới đây là tổng hợp tất cả những bộ phận có liên quan trong ngành F&B bạn có thể tham khảo qua:
Giám đốc bộ phận F&B
Đây là vị trí có trách nhiệm công việc nặng nề, thực hiện chủ yếu về các chính sách, quy định nhằm đáp ứng mục tiêu của khách sạn đảm bảo được lợi nhuận với mỗi khu vực phục vụ ăn uống trong resort, khách sạn.
Giám đốc nhà hàng
Giám đốc nhà hàng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn về văn hóa phục vụ, chịu trách nhiệm trong tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Chịu trách nhiệm chặt chẽ trong hoạt động của các khu vực như phòng chờ, các tầng, quầy phục vụ và cả phòng tiệc riêng. Giám đốc nhà hàng cũng có thể lên lịch làm việc, lịch nghỉ để đảm bảo hoạt động của khu vực phục vụ và quyền lợi, sức khỏe cho nhân viên.
Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn
Công việc chính của trưởng nhóm đặt bàn là tiếp nhận, ghi chép về các thông tin yêu cầu đặt bàn trước về số lượng khách, số bàn, món ăn, những yêu cầu khác… để có thể điều phối nhân viên phục vụ một cách tốt nhất
Trưởng nhóm phục vụ
Trách nhiệm của trưởng nhóm phục vụ là quản lý các nhân viên phục vụ trong phòng ăn, quan sát chỉ dẫn các công việc cho nhân viên nhằm thực hiện công việc hiệu quả. Trưởng nhóm phục vụ cũng sẽ hỗ trợ ghi nhận yêu cầu gọi món của khách nếu nhóm trực bàn đang bận.
Ngoài ra, trưởng nhóm cũng có trách nhiệm trong việc tham mưu phân công lịch trực, đề xuất chính sách khen thưởng… đến Giám đốc Nhà hàng.
Nhóm phó
Nhóm phó sẽ hỗ trợ công việc cho nhóm trước và có thể thay thế khi nhóm trưởng vắng mặt.
Nhân viên trực bàn
Nhân viên trực bàn là người đứng trực tiếp phục vụ trong khi khách sử dụng dịch vụ của nhà hàng, đáp ứng các yêu cầu phát sinh của khách một cách nhanh chóng nhất, phối hợp với bộ phận bếp hoặc pha chế nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất khách tại khu vực được phân công.
Nhân viên phục vụ rượu
Yêu cầu tại vị trí này khá cao, nhân viên phải hiểu sâu về các đồ uống, hiểu được loại rượu kết hợp phù hợp với món ăn mà khách gọi để có thể đưa ra gợi ý cho khách tốt nhất. Ngoài ra, đây cũng là vị trí quan trọng giúp nhà hàng thu về doanh thu nhiều hơn với kỹ năng bán hàng tốt, bán càng được nhiều rượu thì doanh thu của khách sạn càng cao.
Nhân viên pha chế rượu
Nhân viên pha chế chuyên cung cấp các sản phẩm thức uống cho khách hàng theo yêu cầu như các loại cà phê, sinh tố, nước ép, các dòng sản phẩm có cồn như rượu, bia, cocktail …
Ngoài yêu cầu về kỹ năng và kiến thức thì vị trí này đòi hỏi ngoại hình khá cao cho các loại hình Bar mở, khách hàng đối diện trực tiếp.
Nhân viên phụ trách tiệc buffet
Nhân viên này chịu trách nhiệm về bài trí, phục vụ các món ăn tự chọn, đảm bảo cung cấp thức ăn kịp thời tránh hiện tượng hết đồ ăn trong giờ phục vụ dẫn đến việc khách hàng phàn nàn. Nhân viên này thông thường là một nhân viên bếp.
Nhân viên tiệc
Với các khách sạn lớn thường xuyên tổ chức các hội nghị hoặc tiệc với số lượng đông khách thì sẽ có lượng nhân viên tiệc cố định thực hiện các công tác như sắp xếp khu vực, phục vụ khách trong quá trình khách sử dụng tiệc…
Nhân viên trực sảnh ( Lễ tân)
Đối với khách sạn lớn thì đây là vị trí khá quan trọng có trách nhiệm phục vụ cà phê buổi sáng, trà buổi chiều, rượu trước và sau các bữa ăn… cùng những yêu cầu khác. Ngoài ra, nhân viên trực sảnh có trách nhiệm sắp xếp đại sảnh và duy trì sự sạch sẽ, gọn gàng trong suốt cả ngày.
Xem thêm:
Thiết kế nội thất sảnh khách sạn | +30 Mẫu & Bản vẽ 3D cực đẹp 2022
F&B là gì? F&B là thuật ngữ trong ngành khách sạn, nói về bộ phận phục vụ khách hàng về khâu đồ ăn thức uống. F&B là bộ mặt của khách sạn, F&B giúp khách hàng đánh giá một khách sạn qua cách mà những nhân viên F&B phục vụ họ. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin dưới phần nhận xét để được giải đáp mọi thắc mắc.
13/08/2020 – KTS Hồ Văn Việt