Nhà tiền chế với nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian xây dựng nhanh, chi phí thấp, dễ dàng bảo dưỡng và mở rộng thêm trong tương lại… Chính vì vậy mô hình này ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt là trong các mô hình như quán cafe, nhà hàng.. Vậy bạn hiểu gì về nhà thép tiền chế? Cùng Nội thất My House tìm hiểu chi tiết qua bài biết dưới đây
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế (hay còn gọi là nhà thép tiền chế) là loại nhà được xây dựng với khung trụ là vật liệu bằng thép và được lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh được tạo ra qua 3 giai đoạn:
- Một là, thiết kế.
- Hai là, gia công cấu kiện.
- Ba là, lắp dựng lại công trình.
Toàn bộ kết cấu của nhà tiền chế đều được sản xuất sẵn nên việc lắp dựng tại trong trường được diễn ra rất nhanh chóng. Những công trình thường sử dụng loại nhà này có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại…
Kết cấu của nhà tiền chế
Một căn nhà tiền chế hoàn chỉnh thì cấu tạo nhà tiền chế bao gồm các bộ phận như sau:
- Hệ sơ cấp: Bao gồm hệ thống kèo và cột được kết nối với nhau bằng bulong ốc vít, tạo thành bộ khung chính cho ngôi nhà.
- Hệ thứ cấp: Bao gồm hệ thống xà gồ cho tường mái, thanh giằng, mái lợp
- Hệ giằng bao gồm hai hệ thống giằng là giằng mái và giằng cột
- Hệ thống mái lợp và mái che thường được dùng bằng tôn mạ kẽm hay tôn phủ màu. Ngoài ra còn có tấm cách nhiệt, tấm PVC để lấy ánh sáng tự nhiên.
- Hệ thống cửa sổ và lối đi là bao gồm toàn bộ hệ thống cửa ra vào cửa cuốn, cửa kéo và cửa sổ
- Phụ kiện: Các loại phụ kiện của nhà tiền chế như máng xối, cầu thang, máy hút bụi, ống nước, máy thông gió…
Cấu tạo Nhà Tiền Chế
Dưới đây là cấu tạo kết cầu nhà thép tiền chế mời bạn cùng tham khảo:
Kết cấu chính của Nhà Tiền Chế
Tương tự nhà bê tông, nhà tiền chế vẫn cần bộ phận móng để chịu lực cho ngôi nhà. Người ta có thể làm móng nông hoặc móng sâu tùy vào nhu cầu. Với những công trình lớn sẽ yêu cầu làm móng sâu chống lật.
Ngoài phần móng, kết cấu chính còn có: kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy, hệ khung chống gió, hệ giằng, cột, kèo hình chữ “I” để làm khung chính,… Đây là những cấu tạo quan trọng chịu toàn bộ tải trọng của nhà tiền chế.
Kết cấu phụ của Nhà Tiền Chế
Các kết cấu phụ của nhà tiền chế gồm: vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang và xà gồ mái, hệ sàn công tác, xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”,… Tuy là kết cấu phụ nhưng những cấu tạo này góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và hoàn thiện công trình.
Kết cấu bao che, tạo hình của Nhà Tiền Chế
Đây là phần quan trọng không kém để cấu tạo nên nhà tiền chế. Bởi lẽ để có một công trình hoàn thiện, không thể thiếu phần bao che, tạo hình từ các tấm vật liệu sẵn có như: tôn lợp mái, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, tấm lót sàn xi măng, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,…
Nhằm giới hạn không gian và bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.
Vật liệu cơ bản xây dựng Nhà Tiền Chế
Dưới đây là thông tin hữu ích về 4 loại vật liệu cơ bản xây dựng nhà tiền chế bạn có thể tham khảo qua:
Khung thép
Khung thép là một trong những loại vật liệu chính, không thể thiếu trong nhà tiền chế. Tùy vào mỗi công trình mà chủ đầu tư lựa chọn loại kích thước khác nhau. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn và đưa ra công trình để thi công lắp dựng.
Nhờ vậy, thời gian xây dựng được rút ngắn hơn. Ngoài ra, thép có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác như bê tông,…nên giảm được áp lực trọng tải về mọi mặt.
Tôn lợp mái
Ngoài khung thép, tôn được sử dụng để che chắn, lợp mái hầu hết các công trình công nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà xe,…Bởi tôn có trọng lượng nhẹ, đa dạng màu sắc nên được ưa chuộng ngày càng nhiều.
Tôn có nhiều loại, tùy vào mỗi công trình mà đưa ra lựa chọn phù hợp. Hiện nay có 3 loại tôn phổ biển: Tôn 3 lớp cách nhiệt, tôn thường 1 lớp và tôn lấy sáng. Tuy nhiên, tôn là không cách âm nên việc giảm thiểu tiếng ồn bị hạn chế.
Tấm bao che, định hình toàn bộ Nhà Tiền Chế
Sau khi có khung chính và mái lợp, vách bao che là một trong những cấu tạo quan trọng của nhà tiền chế. Để đảm bảo sự chắc chắn, trước đây gạch truyền thống được tin dùng để làm tường, vách ngăn cho công trình.
Tuy nhiên, gạch được làm từ đất sét được khai thác từ tự nhiên và trải qua giai đoạn nung đốt làm hao tốn thêm nguyên liệu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, gạch truyền thống có trọng lượng nặng, quá trình thi công lâu. Vì thế ngày nay, người ta thường dùng các vật liệu tấm xi măng sẵn có để thay thế cho gạch nung truyền thống này. Tấm xi măng – trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt lên công trình.
Tấm xi măng – tấm bao che, định hình tốt nhất cho Nhà Tiền Chế
Một loại vật liệu xanh mới tiến bộ nhưng được dùng khá phổ biến trong các công trình xây dựng nói chung và nhà tiền chế nói riêng là tấm xi măng DURAflex (thợ thi công hay gọi là tấm xi măng cemboard Vĩnh Tường).
Sản phẩm thuộc tập đoàn Saint-Gobain với bề dày lịch sử hơn 350 năm cung cấp đa dạng giải pháp vật liệu xây dựng cho 60 quốc gia trên toàn thế giới. Tấm xi măng DURAflex có thể ứng dụng đa dạng trong việc xây dựng nhà tiền chế như: dìm lót mái, làm trần trang trí, làm vách ngăn bao che ngoại thất, vách ngăn nội thất, lót sàn.
Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế
Sau khi đơn vị thi công đã chuẩn bị đầy đủ các cấu kiện, khung thép và các vật liệu cần thiết sẽ tiến hành việc lắp dựng nhà thép tiền chế. Để đảm bảo tính an toàn cũng như chất lượng của công trình, quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế phải được thực hiện theo đúng trình tự sau:
Bước 1: Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng: cột, khung, tổ hợp kèo
Lắp dựng gian khóa cứng
-
Sử dụng cần cẩu có trọng lượng lớn để lắp đặt 4 cột biên đầu tiên.
-
Tại vị trí các cột biên, tiến hành đặt giàn giáo thi công tại từng vị trí. Nên cố định toàn bộ bằng bulông để đảm bảo tính chắc chắn.
-
Cần sự trợ giúp của các thiết bị nâng hạ để lắp đặt các khung xà gồ và cố định bằng bulông.
Lắp dựng khung kèo
-
Khung kèo sẽ được lắp dựng theo trình tự từ trong ra ngoài và được bắt đầu từ gian có giằng gió (cột và mái). Sử dụng dây đai quấn quanh cấu kiện tại 2 điểm, cách phần đầu khoảng 1/4 chiều dài. Sau đó, các cấu kiện lại được cố định bằng bulông.
-
Tiếp tục dùng dây đại quấn quanh cấu kiện tại 2 điểm, cách đầu mút bán kèo 1 khoảng vừa đủ. Sử dụng bulông để cố định các điểm nối giữa cột và kèo. Tiến hành lắp đặt theo cách trên để có được khung kèo hoàn chỉnh.
Hoàn thành giàn khóa
-
Tiến hành lắp dựng các cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo.
-
Vị trí lắp dựng cần được đo đạt chính xác, sau đó sử dụng bulông để cố định các giằng tạm.
Lắp dựng khung kèo và xà gồ
-
Tiến hành lắp dựng toàn bộ khung kèo, xà gồ vào cột biên và cột giữa.
-
Điều chỉnh vị trí, độ thẳng đứng và cao độ của cột, sử dụng bulông để cố định. Đồng thời, cần vệ sinh sạch sẽ, sơn lại các vết trầy xước (nếu có) cho toàn bộ khung kèo và xà gồ.
Lắp dựng kèo đầu hồi
-
Sử dụng dây thừng để kéo xà gồ lên mái, sau đó dùng bulông để cố định các cấu kiện và đảm bảo tính chắc chắn.
-
Tiến hành lặp lại thao tác trên và hoàn chỉnh dầm kèo đầu hồi.
Hoàn thành lắp dựng xà gồ và chống xà gồ
-
Sử dụng thiết bị nâng hạ để nâng thanh giằng bụng dầm kèo lên mái, còn phần xà gồ được kéo lên bằng dây thừng. Sau đó, sử dụng bulông để cố định vị trí.
-
Lắp dựng toàn bộ giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khóa, đồng thời cân chỉnh dầm kèo, cố định chắc chắn các giằng vĩnh cửu.
Bước 2: Tiến hành lợp tôn mái, tôn vách
Kéo tôn lợp lên mái
-
Đặt từng tấm tôn một lên ống trượt và được cố định bằng móc sắt. Sau đó, công nhân sẽ kéo ống trượt cho những tấm tôn chạy trên mái.
-
Di chuyển các tấm tôn vào đúng vị trí xà gồ mái.
Lợp tôn
-
Phải lắp dựng hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái và chuẩn bị các thiết bị điện thi công.
Chú ý: Điện thi công tránh tiếp xúc trực tiếp vào xà gồ và tôn mái.
-
Định vị những tấm tôn đầu tiên, điều chỉnh sao cho phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lắp dựng xà gồ vách, máng xối, ống xối, tôn vách
-
Chuẩn bị các hệ thống dàn giáo thi công công trình.
-
Lắp dựng toàn bộ hệ thống xà gồ vách, xà gồ giữa các cột khung. Sau đó, tiếp tục lắp dựng tất cả các tôn vách, máng xối, lá thông gió.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra – bàn giao công trình và đưa vào sử dụng
-
Sau khi hoàn thiện quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế, đơn vị thi công tiến hành kiểm tra lại các cột, khung, kèo, bulông đã bắt, các ke hở tại các điểm nối của tôn mái, ke hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
-
Bàn giao công trình cho khách hàng và đưa vào sử dụng.
Bước 4: Bảo hành công trình, thường xuyên gọi điện chăm sóc khách hàng.
-
Xuyên suốt quá trình thi công nhà thép tiền chế đến khi hoàn thiện công trình, đơn vị thi công có nhiệm vụ kiểm tra và gọi điện chăm sóc khách hàng khi có nhu cầu.
Các loại thông số kỹ thuật của nhà tiền chế
- Chiều rộng công trình
Chiều rộng công trình hay còn được gọi là khẩu độ khung kèo. Đây là khoảng cách giới hạn được tính từ hai mép tường. Nhà tiền chế không hạn chế chiều rộng, nó phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ và thực hiện của bên thiết kế.
- Chiều dài công trình
Chiều dài của công trình tính từ đầu tường tới cuối tường. Nhà tiền chế cũng không giới hạn chiều dài mà phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của khách hàng.
- Chiều cao công trình
Chiều cao công trình tính từ chân cột đến diềm mái (điểm giao giữa tôn mái và tôn tường).
- Độ dốc mái
Thiết kế ngôi nhà bao giờ cũng quan tâm đến độ dốc mái để thoát nước mỗi khi trời mưa. Độ dốc mái của những ngôi nhà thông thường là 10-15%.
- Bước cột
Bước cột là khoảng cách giữa các cột được bố trí trong nhà. Tính toán bước cột cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo sự vững chắc cho kết cấu ngôi nhà và tối ưu chi phí xây dựng.
Ưu điểm của nhà thép tiền chế
- Nhà thép tiền chế có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn chất liệu thép nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí đên s35%.
- Tính linh hoạt cao trong vận chuyển, lắp đặt và bảo trì: Nhà máy được xây dựng bởi các thanh sắt, thép ghép lại nên việc di chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung cấp đến nơi sử dụng là rất dễ dàng
- Có khả năng chịu lực cao và độ tin cậy cao.
- Công nghiệp hóa cao.
- Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp giảm áp suất.
- Tiết kiệm vật liệu phụ (so với nhà truyền thống).
- Cài đặt đơn giản, nhanh chóng, bất kể điều kiện thời tiết.
- Tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng.
- Đồng bộ cao.
- Dễ mở rộng: Khi nhà máy, nhà xưởng có nhu cầu mở rộng nhà máy hay cải tạo nhà xưởng thì nhà thép tiền chế giúp việc cải tạo, tháo dỡ rất dễ dàng và tiện lợi
- Chống thấm nước
Nhược điểm nhà thép tiền chế
- Kháng lửa nhỏ: Thép không dễ cháy, nhưng ở nhiệt độ t = 500-600 độ Celsius, thép biến thành nhựa, giảm độ bền, dễ bị sụp đổ. Tuy nhiên, ngày nay các công ty xây dựng thép tiền chế đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
- Đối với các công trình chống cháy, như kho dự trữ lửa, nhà ở, nhà công cộng, khung thép cao tầng, vv, thép phải được phủ bằng vật liệu chống cháy (bê tông, gốm, sơn …), mọi người cần chuẩn bị các biện pháp tốt để ngăn chặn lửa.
- Ăn mòn, gỉ: do đó, khung thép đúc sẵn thường được sơn bên ngoài để bảo vệ và làm cho thẩm mỹ cho tòa nhà
Bản vẽ nhà thép tiền chế cấp 4
Bản vẽ nhà cấp 4 khung thép sẽ giúp cho chủ đầu tư hình dung được nội dung sơ bộ của công trình sắp được xây dựng và hiểu rõ được ý định của kiến trúc sư.
Bản vẽ thiết kế nhằm giúp cho chủ đầu tư dễ hình dung được kết cấu của công trình, vì vậy việc phân chia các bộ phận, hạng mục trong bản thiết kế nhà khung thép là điều không thể thiếu. Thông thường các kiến trúc sư sẽ thực hiện bản vẽ nhà cấp 4 khung thép thông qua các giai đoạn sau:
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật: Bản thiết kế phải đề cấp đến khả năng chịu lực của móng, sức ép của công trình và an toàn chắc chắn theo yêu cầu sử dụng và môi trường. Đặc biệt phải đảm bảo được sự hãi hòa trong tổng thể, vì vậy yêu cầu các kiến trúc sư phải hiểu biết chi tiết công trình và cập nhật những xu hướng xây dựng mới nhất.
Bản vẽ thiết kế sản xuất: Sau quá trình khảo sát, đo đạc và tính toán các thông số hạng mục, diện tích xây dựng thì kiến trúc sư phải phác thảo bản vẽ sao cho bản vẽ này phải thể hiện đầy đủ và chi tiết về kích thước, cấu kiện, số lượng cũng như các yêu cầu kĩ thuật để quá trình lắp dựng nhà thép sao cho phù hợp không.
Bản vẽ lắp dựng: Có vai trò rất quan trọng, đảm bảo quá trình thi công quá trình thi công diễn ra an toàn và chất lượng. Bản vẽ này mô tả sơ đồ bố trí từng cấu kiện, sơ đồ giai đoạn lắp dựng công trình.
nhà thép tiền chế
Bản vẽ chi tiết nhà cấp 4 tiền chế
Bản vẽ nhà cấp 4 khung thép đơn giản trước hết phải thể hiện được đầy đủ các bộ phận của kết cấu nhà thép cấp 4, bao gồm:
- Hệ khung sườn
- Khung cứng
- Khung đầu hồi dạng dầm và cột chống
- Xà gồ mái và xà gồ vách
- Hệ giằng, thanh chống dọc, giằng chữ X.
- Khung thép nhà tiền chế
Có thể nói bản vẽ nhà cấp 4 khung thép có vai trò rất quan trọng trong xây dựng công trình, nó quyết định đến hình thức xây dựng, tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.
Tham khảo bảng vẽ nhà thép tiền chế đơn giản
Nhờ các công trụ hỗ trợ, các kiến trúc sư có thể thực hiện thiết kế nhà thép tiền chế hiệu quả hơn. Một số công cụ mà ta có thể kể đến như: Tekla Structures, KCS STF, SHD,…
Trên đây là một số mẫu nhà tiền chế cấp 4 phổ biến, hy vọng những thông tin sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về các mẫu nhà thép tiền chế dân dụng. Nội thất My House là đơn vị thiết kế và thi công nội thất trọn gói với 15 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi có xưởng trực tiếp sản xuất đồ nội thất gia đình sẽ giúp khách hàng giảm tối đa 30% chi phí. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá nhà tiền chế nhé.
28/03/2023 – KTS Hồ Văn Việt