Shophouse là gì? Nhà mặt phố và Shophouse có gì khác nhau? Tại sao mô hình nhà ở này lại được ưa chuộng. Trong bài viết ngày hôm nay Nội thất My House xin đưa ra một số thông tin phân tích chi tiết nhất. Mời bạn tham khảo chi tiết quan các phân mục dưới đây.
Shophouse nghĩa tiếng việt là gì?
Việc sở hữu Shophouse chung cư cho phép người mua có thể sở hữu một căn hộ để ở, có mặt bằng kinh doanh ngay tại tòa nhà và đặc biệt có được đầy đủ giấy chứng nhận để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu.
Bởi vậy, mô hình Shophouse dù mới xuất hiện nhưng lại tạo nên những hiệu ứng và sức hút tốt đối với nhà đầu tư.
Lịch sử hình thành Shophouse
Có thể nói mô hình Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các cấu trúc thiết kế hay mô hình tương tự Shophouse trên thế giới có thể được nhìn thấy ở các khu vực các nước châu Mỹ Latinh (Latin America) và các đảo Caribe.
Các Shophouse có một số tính năng đặc biệt làm nên nét riêng như cấu trúc chiều cao, chiều dài hiên mặt tiền,…Và để nhận biết một Shophouse thuần túy – điển hình ở thế kỷ 19, chúng gồm có những đặc điểm sau:
- Được xây dựng theo một hàng, thứ tự liền kề – cạnh nhau dọc theo một con phố, không có khoảng trống ở giữa 2 Shophouse đứng cạnh nhau.
- Tầng xây dựng thấp từ 2 – 3 tầng.
- Mặt tiền không quá lớn, đổi lại chiều sâu kéo dài ở phía trong.
- Phần hiên trước cửa hàng: thuật ngữ “Five foot way” có nghĩa “5 bước chân” với chiều dài 1.524m là điểm gần như bắt buộc của các shophouse thế kỷ 19.
- Đa chức năng sử dụng, kết hợp sinh hoạt của dân cư và thương mại kinh doanh.
- Đặc điểm của Shophouse
- Tầng trệt của nhà phố thường được sử dụng cho hoạt động kinh doanh cửa hàng, bán hàng.
- Chủ sở hữu của căn nhà phố sẽ sống ở tầng trên.
Thiết kế Shophouse
Với thiết kế phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ và cả nhu cầu sinh hoạt, Shophouse luôn có kiến trúc riêng biệt làm nổi bật, mang thương hiệu của loại hình kết hợp này.
Thiết kế thông tầng
Các căn Shophouse được thiết kế thông tầng tương tự như căn hộ Penthouse hay Duplex, thông thường sẽ có cầu thang được thiết kế thẩm mỹ rất đẹp nằm bên trong căn hộ.
Đa chức năng sử dụng
Với các chức năng đặc biệt đa dạng là hệ thống căn hộ nhà ở, phát triển kinh doanh dịch vụ. Mọi hoạt động kinh doanh như dịch vụ cửa hàng, cafe, mỹ phẩm thời trang,… thường được bố trí nằm gọn ở tầng thứ nhất. Tầng trên sẽ dành cho hoạt động sinh hoạt, nghỉ ngơi,… cho chủ hộ gia đình.
Khu trung tâm dịch vụ, thương mại
Shophouse được thiết kế đặc biệt thành chuỗi nhà phố hay một khu trung tâm thương mại với tổ hợp hiện đại, đầy đủ các tiện ích, không gian, vui chơi giải trí đi kèm. Mọi kiến trúc xây dựng, thiết kế của Shophouse được quy hoạch theo 1 khung hệ thống, đồng bộ trong dự án và không thể điều chỉnh cũng như không thay đổi cấu trúc.
So với nhà mặt phố thông thường thì khác, bạn có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, xây dựng lại theo kiến trúc khác mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên.
Ưu điểm vượt trội của Shophouse
Vị trí đắc địa
Khi triển khai thiết kế dự án, các khu đô thị, chủ đầu tư thường chọn vị trí tại những tuyến đường lớn, trung tâm dự án, nơi có đông người lưu thông qua lại để làm Shophouse. Tại đây, các shophouse sẽ dễ dàng thu hút được nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu chung cư và đô thị xung quanh. Đây được xem là một trong những yếu tố đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse hoạt động tốt.
Số lượng giới hạn
Do shophouse phục vụ chính cư dân bên trong dự án nên số lượng căn hộ Shophouse theo đó cũng sẽ được gia giảm tùy thuộc số cư dân dự đoán, với các dự án án tầm trung, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, các dự án lớn hơn như khu đô thị thì có thể lên tới 5%.
Do có vị trí đẹp cộng số lượng có hạn khi tung ra thị trường không thể đáp ứng hết nhu cầu nên các căn shophouse lại càng trở nên khan hiếm.
Thiết kế thông minh và tiện lợi
Thiết kế của các căn hộ shophouse thường bao gồm 2 tầng tách biệt nên có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như:
Mở cửa hàng
Với lợi thế về vị trí cũng như thiết kế đẹp kèm theo việc tách biệt giữa khu vự ở và kinh doanh, shophouse thích hợp nhất là để mở cửa hàng, với lượng cư dân sống ngay tại các căn hộ xung quanh thì đây sẽ là phương án có được nhiều lợi nhuận nhanh chóng.
Cho thuê làm văn phòng
Shophouse không chỉ có thiết kế đẹp, diện tích lớn, nằm ngay tầng trệt, vị trí đẹp trong cả khu chung cư, mặt tiền đường lớn hoàn toàn đáp ứng đủ các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho những công ty, tập đoàn lớn.
Thuận tiện di chuyển
Việc này cũng giống như bạn chọn vị trí cửa hàng có mặt tiền lớn, lượng khách qua lại nhiều, thông thoáng dễ đến và thu hút nhiều sự chú ý. Shophouse được chọn cho những vị trí gần lối lên xuống chung cư hoặc có khu vực gửi xe bên đường để nhiều người vào mua đồ nhanh. Ngoài ra, để các Shophouse thuận tiện phát triển thì các chủ đầu tư thường xây dựng bãi đỗ xe ngay trước cửa hàng.
Thanh khoản tốt
Một trong các yếu tố hấp dẫn nữa của shophouse đó chính là tính thanh khoản cao, do các yếu tố như vị trí, thiết kế cùng số lượng hạn chế, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản bởi có thể dễ dàng mua bán, cho thuê.
Sinh lời cao từ việc cho thuê
Bạn có biết tỉ lệ khai thác của các căn shophouse lên tới khoảng 8-12%/năm, con số này vượt xa việc bạn cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng, ít rủi ro hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Cơ hộ tăng giá trị tài khoản
Tất nhiên nếu bạn có thể tự kinh doanh, mở cửa hàng, siêu thị thì quá tuyệt vời rồi. Shophouse có diện tích lớn, dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề. Bạn cũng không phải lo chi phí thuê mặt bằng với giá cắt cổ hàng tháng nữa qua đó giá trị tài sản của bạn cũng tăng lên nhanh chóng.
Vốn đầu tư lớn
Các căn hộ shophouse thường có giá bán cao hơn căn hộ, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn so với việc mua căn hộ.
Sở hữu vị trí đắc địa kết hợp với sự khan hiếm thì hiển nhiên giá bán sẽ cao hơn các loại hình bất động sản khác như biệt thự, liền kề, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn để sở hữu nó.
Cộng đồng dân cư phải đông
Shophouse thường dùng để kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận và có khả năng sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.
Hạn chế về quyền sở hữu
Tại một số dự án, khu đô thị, khi sở hữu 1 Shophouse, bạn sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhưng chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm.
Khác biệt giữa mô hình Shophouse và nhà mặt phố
Mô hình kinh doanh nhà ở Shophouse giúp cho bạn có được những lợi thế về đầu tư kinh doanh như nhà mặt phố nhà mặt tiền nhưng cũng có những sự khác biệt so với bất động sản nhà mặt phố, biệt thự phố truyền thống. Cụ thể loại hình căn hộ Shophouse khác với nhà mặt phố, biệt thự phố như sau:
Mục đích đầu tư, sử dụng
Nhà Shophouse có mục đích đầu tư chủ yếu là nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại và có thể cho thuê lại, bạn có thể tham khảo cách sang nhượng mặt bằng giá tốt. Đồng thời có thể kết hợp với mục đích để ở. Nhà mặt phố cũng có chức năng để ở, kinh doanh. Do vậy cả 2 loại nhà này đều là phục vụ tiện ích cho dân cư xung quanh.
Tuy nhiên đối với nhà Shophouse việc kinh doanh chủ yếu phù hợp với quy hoạch đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn, đặc biệt là không thuận với những kế hoạch kinh doanh cần chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, buôn bán các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính thông dụng, đặc trưng theo nhu cầu của công đồng địa phương.
Yếu tố vị trí và thiết kế
Vị trí căn hộ nhà Shophouse thường có nằm ở trong các khu đô thị và tiếp giáp với các tuyến đường nội khu . Đồng thời các thiết kế Shophouse là không thể điều chỉnh, thay đổi về cấu trúc. Gần như căn Shophouse ở cùng một lô hay tòa nhà đều có kiến trúc thiết kế mặt bằng, trang trí giống nhau và không được phép thay đổi kiến trúc xây dựng toàn khu bởi nó sẽ phá vỡ quy hoạch về thiết kế.
Đối với nhà phố và biệt thự liền kề thì vấn đề vị trí và kiến trúc sẽ không bị ràng buộc bởi một thiết kế cố định nào. Nhà mặt phố có thể tự do xây dựng các kiểu kiến trúc khác nhau và chỉ cần đảm bảo đảo đúng thiết kế đã được giấy phép xây dựng phê duyệt. Vì vậy mà chủ đầu tư có thể dễ dàng trong việc điều chỉnh bố trí không gian, mặt bằng, lối kiến trúc hơn so với Shophouse.
Khách hàng tiềm năng
Mô hình nhà Shophouse phù hợp với những khách hàng có nhu cầu ở, sinh hoạt và kinh doanh trong khu đô thị.Đối tượng khách hàng phù hợp mô hình
Mô hình nhà mặt tiền, mặt phố lại có không nằm trong khu đô thị mà nó có thể bố trí rải rác và khách hàng đa dạng, thường là nhà đầu tư tự do, ngoài khu đô thị.
Vì vậy, những đặc điểm trên cho thấy Shophouse và loại hình nhà phố vừa có điểm giống là để ở và kinh doanh nhưng về đối tượng phù hợp, vốn đầu tư hay cả thiết kế và vị trí đều có những khác biệt. Vì vậy, khách hàng muốn có một nơi để ở và vừa có thể kinh doanh cần cân nhắc vấn đề này.
Xem thêm:
-
Top #35 Mẫu nội thất Vinhomes Ocean Park hiện đại cao cấp 2022
-
Thiết kế nội thất biệt thự Vinhomes The Harmony – Mẫu & Báo giá 2022
Trên đây là một số mẫu và thông tin chi tiết về các Shophouse là gì? Đặc điểm của Shophouse là gì? mà Nội thất My House muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
13/08/2020 – KTS Hồ Văn Việt