Giá trị cây bằng lăng không chỉ dừng lại ở việc làm cảnh quan cho môi trường, đô thị xanh – sạch – đẹp. Cây còn tác dụng trong việc lấy gỗ, gỗ bằng lăng rất được yêu thích vì vân gỗ đẹp, thớ gỗ chắc chắn, độ bền tương đối.
Chi tiết các thông tin gỗ, giá gỗ bằng lăng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu cây gỗ bằng lăng
Cây gỗ bằng lăng là gì?
Bằng lăng thường được gọi bằng nhiều cái tên như bằng lăng tím, bằng lăng nước, bằng lăng cườm…thuộc họ thực vật chi Tử vi – một tông chi lớn của thảo mộc nước to.
Tên khoa học là: Lagerstroemia speciosa .
Đặc điểm cây bằng lăng
- Thân cây trưởng thành có thể cao 10-15m, vỏ cây có màu nâu đen.
- Lá bằng lăng có hình bầu dục, nhẫn, cứng, phần cuống lá to dài, thường tròn ở gốc và nhọn ở đỉnh, dài khoảng 20cm.
- Hoa mọc thành chùm tán lớn, rất đẹp, nhiều màu sắc như tím, hồng tím…. Đặc biệt vào thời điểm hoa nở rộ khi đi dưới những con đường hai bên trồng bằng lăng tím bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời, thêm yêu sắc tím thủy chung hơn rất nhiều.
- Quả của cây bằng lăng có thể sử dụng trong một số bài thuốc dân gian.
Nguồn gốc – phân bố
- Cây bằng lăng được biết đến là xuất xứ từ Ấn Độ.
- Phân bố rải rác ở khắp nơi trên đất nước ta, chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế và một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum..
Nói chung, hình ảnh cây bằng lăng hiện nay được trồng khá nhiều ở các khu đô thị, các con đường lớn, công viên của thành phố, nhà máy… để mang lại cảnh quan hấp dẫn, tỏa bóng mát và giảm bớt khói bụi.
Đặc điểm gỗ bằng lăng
Gỗ bằng lăng có đặc điểm là dẻo, mềm vừa phải rất thuận lợi cho việc chế tác. Màu vàng tự nhiên của gỗ mang vẻ đẹp hiện đại thích hợp làm khung các sofa…
Vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn, khả năng chống mối mọt, cong vênh tương đối tốt.
Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy?
Gỗ bằng lăng được xếp vào nhóm I và III. Sở dĩ được xếp vào 2 nhóm như vậy là do có nhiều loại bằng lăng khác nhau.
Nhóm I: bằng lăng cườm hay còn gọi bằng lăng ổi: thớ và vân gỗ đẹp, độ bền cao, giá trị lớn.
Nhóm III: bằng lăng tía, bằng lăng nước có câp độ chất lượng ở mức tầm trung tương đối.
Như vậy, căn cứ vào độ quý hiếm và hình thức chất lượng gỗ bằng lăng để chia nhóm sẽ giúp việc mua gỗ dễ dàng, đúng với giá thành hơn rất nhiều.
Gỗ bằng lăng có mấy loại?
Như ở trên đã nói, gỗ bằng lăng được chia ra làm 3 loại:
- Gỗ bằng lăng cườm
- Gỗ bằng lăng nước
- Gỗ bằng lăng tía
Gỗ bằng lăng có tốt không?
Khi các bạn mua được gỗ bằng lăng cườm có tuổi thọ lâu năm thì chắc chắn chất lượng gỗ sẽ đảm bảo cả về hình thức lẫn chất lượng. Ngược lại, những cây gỗ bằng lăng bình thường thì mức độ đánh giá cũng ở mức tương đối.
Mặc dù vỏ ngoài thô nhám, xù xì thế nhưng chất lượng gỗ bên trong hoàn toàn có thể đủ sức chinh phục những vị khách hàng khi mua sản phẩm làm từ gỗ bằng lăng.
Các bạn có thể thử tìm hiểu ngay về các đồ nội thất, mỹ nghệ về sản phẩm gỗ bằng lăng xem sao nhé!
Gỗ bằng lăng giá bao nhiêu?
Chỉ tầm vài chục triệu là các bạn có thể có 1 khối gỗ bằng lăng, giá cả sẽ có sự thay đổi dựa vào chất lượng gỗ. Vì thế, hãy lựa chọn, đánh giá chất lượng gỗ thật cẩn thận, tỉ mỉ để xứng đáng với số tiền mà chúng ta đã đầu tư.
Mức giá gỗ bằng lăng tham khảo trên thị trường hiện nay là 11.000.000-13.000.000 đồng/m3.
Hầu hết các loại gỗ tự nhiên hiện nay đều khá đắt đỏ, do chất lượng gỗ an toàn, phù hợp với nhiều diện tích không gian.
Ứng dụng của gỗ bằng lăng
Xem thêm:
Gỗ bằng lăng trong sản xuất nội thất – đồ dùng
Thay vì chạy theo những loại gỗ quý đang báo động cần được bảo vệ thì các bạn có thể xem một vài dòng gỗ ở phân khúc thấp hơn. Chất lượng và giá thành đều rất dễ sử dụng, dễ mua.
Các sản phẩm làm từ gỗ bằng lăng cũng được đánh giá khá cao về hình thức, cũng như độ bền trải nghiệm. Các bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm sau:
Gỗ bằng lăng trong lĩnh vực khác
Ngoài làm nội thất người ta cũng dùng gỗ bằng lăng vào công nghiệp đóng tàu thuyền…
Gỗ bằng lăng loại gỗ khá thông dụng, phổ biến để các bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng. Vì thế, hãy liên hệ ngay đến Myhouse nếu đang băn khoăn lựa chọn gỗ bằng lăng cho thiết kế nội thất gia đình nhà mình nhé!
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Gỗ sưa | Gỗ sưa đỏ | Gỗ gõ đỏ | Gỗ ghép | Gỗ xá xị |
Gỗ sồi | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai | Gỗ thông | Gỗ thủy tùng |
Gỗ trắc | Gỗ Pallet | Gỗ căm xe | Gỗ lim | Gỗ đinh hương |
Gỗ bách xanh | Gỗ óc chó | Gỗ mdf | Gỗ hương | Gỗ lũa |
Gỗ trầm hương | Gỗ hương đá | Gỗ ép | Gỗ nhựa | Gỗ hoàng đàn |
Gỗ hóa thạch | Gỗ sồi nga | Gỗ dổi | Gỗ gụ | Gỗ Pơ mu |
17/07/2020 – quantri