Cây gỗ xương gà khá lạ lẫm và không phải bất cứ ai nghe tên cũng biết được đặc điểm, tính chất về loại gỗ này. Nếu những ai đang cần tìm kiếm thông tin về dòng gỗ này thì nội dung bài viết sau đây sẽ cho bạn những đáp án cụ thể, chính xác.
Cùng bớt chút ít thời gian tìm hiểu ngay sau đây.
Cây gỗ xương gà là cây gì?
Cây gỗ xương gà thực tế chính là cây măng cụt, những người đi rừng và kiểm lâm hay gọi cây gỗ bứa. Còn người dân thường quen với cái tên cây gỗ xương gà.
Chi Bứa (danh pháp khoa học: Garcinia) là một chi thực vật trong họ Bứa (Clusiaceae) có nguồn gốc ở châu Á, Úc, vùng nhiệt đới và miền nam châu Phi và Polynesia.
Đặc điểm cây xương gà
Cây gỗ xương gà có thể cao từ 20-25m, là loại cây to. Tuy nhiên, do quả của cây có giá trị kinh tế lại được nhiều người yêu thích nên mọi người đa phần sẽ biết nhiều đến lợi ích từ quả hơn là việc lấy gỗ.
- Lá cây dài, dày, màu lục sẫm, hình thuôn dài.
- Hoa – quả: hoa lưỡng tính có cuống đốt. Qủa hình cầu, to bằng khoảng cái chén, vỏ ngoài màu tím dày cứng, bên trong có các múi màu trắng, có múi có hạt có múi không. Vị của quả ngọt thanh rất thơm ngon.
- Cây xương gà dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể sinh sống ở nhiều loại đất khác nhau.
Nguồn gốc – phân bố
- Có nhiều ở các nước Đông Nam Á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Gỗ xương gà thuộc nhóm mấy?
- Hiện, gỗ xương gà được xếp vào nhóm gỗ V tương ứng với một số loại gỗ như gỗ chôm chôm.
- Cách xếp loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối, tham khảo.
Đặc điểm gỗ xương gà
- Gỗ xương gà có khả năng chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác thường, thớ gỗ mịn, chắc chắn, vân gỗ khá đẹp.
- Tuy nhiên, do ưu tiên khai thác về mặt giá trị của quả nên cây măng cụt ít được khai thác lấy gỗ.
- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì gỗ xương gà có nhược điểm là dễ nứt, cong vênh theo thời gian khi sử dụng.
Gỗ xương gà dùng làm gì?
- Sau nhiều năm khai thác lấy quả thì cây gỗ xương gà sẽ bị cằn cỗi khiến cho năng suất chất lượng quả không cao. Do đó, nhiều người đã khai thác lấy gỗ làm đồ nội – ngoại thất cho gia đình.
- Vì giống cây này mang đặc điểm vùng miền nên đa số gỗ xương gà sẽ được khai thác chủ yếu ở khu vực trồng nhiều giống cây này như Nam Bộ, còn ngoài Bắc rất ít người lựa chọn loại gỗ này.
- Tận dụng gỗ thiên nhiên một cách triệt để vừa tiết kiệm chi phí mua gỗ lại có thể biến đổi từ gỗ sang nhiều sản phẩm có giá trị như bàn ghế, giường, tủ…
Gỗ xương gà giá bao nhiêu?
- Ở những vùng trồng nhiều cây xương gà thì gỗ giá rất rẻ, chỉ khoảng vài trăm hoặc đắt lắm là vài triệu đồng/m3 gỗ.
- Nhiều gia đình có thể cho gỗ xương gà để giúp dọn vườn trồng những cây xương gà mới.
- Nói chung, chi phí giá gỗ xương gà khá thấp so với nhiều loại gỗ khác. Chúng ta hoàn toàn có thể lấy gỗ cây xương gà để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau đảm bảo tiết kiệm kinh phí.
Một số sản phẩm làm từ gỗ xương gà
Tuy không phổ biến rộng rãi và được khai thác làm đồ nội thất nhiều như một số loại gỗ khác. Thế nhưng vẫn có những sản phẩm được tạo ra qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ mộc, thợ điêu khắc.
Hãy cùng tham khảo các mẫu sản phẩm cụ thể sau đây:
Nhìn chung, nếu bạn đang ở khu vực có nhiều loại gỗ xương gà thì hãy tận dụng nguồn gỗ để tạo ra các sản phẩm giá trị phục vụ cuộc sống của chính mình nhé.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:
Gỗ sưa | Gỗ sưa đỏ | Gỗ gõ đỏ | Gỗ ghép | Gỗ xá xị |
Gỗ sồi | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai | Gỗ thông | Gỗ thủy tùng |
Gỗ trắc | Gỗ Pallet | Gỗ căm xe | Gỗ lim | Gỗ đinh hương |
Gỗ bách xanh | Gỗ óc chó | Gỗ mdf | Gỗ hương | Gỗ lũa |
Gỗ trầm hương | Gỗ hương đá | Gỗ ép | Gỗ nhựa | Gỗ hoàng đàn |
Gỗ hóa thạch | Gỗ sồi nga | Gỗ dổi | Gỗ gụ | Gỗ Pơ mu |
17/07/2020 – KTS Hồ Văn Việt