Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới gồm những bước nào? Cần chuẩn bị gì? Và chuyển bát hương phải lưu ý những gì? Đây là vấn để rất quan trọng mà nhiều người đang thắc mắc.
Bởi vậy trong bài viết ngày hôm nay, chuyên mục Phong thủy xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Có nên thay bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên mới?
Muốn thay đổi bàn thờ thần tài, ông địa gia tiên được không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra bởi sự lo lắng bàn thờ là vật dụng trong gia đình nơi chứa toàn bộ vấn đề tâm linh.
Về mặt khoa học tâm linh thì bàn thờ có thể thay mới nếu:
- Bàn thờ cũ đã bị hỏng, mục nát ho không còn phù hợp với không gian.
- Bàn thờ thần tài đã xuống cấp hoặc tài lộc của bạn không tốt.
- Gia đình chuyển nơi ở, kinh doanh khác mà không thể mang theo bàn thờ cũ thì có thể hóa bàn thờ cũ và làm thủ tục thay bàn thờ thần tài, ông địa, gia tiên mới.
Ngoài ra, thay mới bàn thờ còn được xem là sự thể hiện tôn kính với thần linh, tổ tiên, thể hiện sự quan tâm của gia chủ đối với chốn tâm linh của gia đình.
Trong trường hợp sức khỏe gia đình không tốt thì nên thay bàn thờ ông địa mới.
Xem thêm:
Thủ tục thay bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Chọn ngày giờ đẹp làm lễ
Có nhiều cách để quý khách có thể xem được ngày giờ tốt chuyển bàn thờ mới như xem sách tử vi, hoặc nhờ những chuyên gia phong thủy, thầy cúng.
Trong quan niệm tâm linh của người Việt, sẽ có những ngày sao tốt và sao xấu chiếu mệnh, nên cần chọn ngày sao tốt để thực hiện những công việc mang tính chất quan trọng này.
Chuẩn bị đồ lễ
Quý khách nên chuẩn bị lễ đầy đủ ở cả ban Các Quan thần linh và gia tiên, kính mời cả quan thần tài lên thụ hưởng lễ vật, mời các ngài đi nơi khác nhận nhiệm vụ mới. Đồ lễ bao gồm:
- 1 con gà lễ luộc
- 1 đĩa xôi
- 1 chai rượu trắng rót ra 3 chén
- 1 đĩa hoa quả
- 1 lọ hoa
- 3 lá trầu têm sẵn và 1 quả cau
- Vàng mã
- 1 bát nước sạch
- 1 con ngựa đỏ
- 1 con ngựa vàng ( 2 con ngựa này phải có đủ hia , hài , mũ ,kiếm)
- 1 bộ quần áo màu vàng, 1 bộ quần áo màu đỏ cúng thần linh thổ địa
- Sớ thiên di linh vị
Đọc văn khấn thay bàn thờ mới
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Con xin dập đầu kính bái
Hóa vàng và bỏ (thay) bàn thờ
Sau khi khấn lễ xong thì hóa vàng và rắc gạo, muối ra trước cửa. Hết hương thì bái tạ rồi mang các vật dụng đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống. Rửa sạch sẽ trước khi mang qua nhà mới. Nếu không mang qua nhà mới thì hóa đi rổi rải ra sông, hồ.
Nếu bát hương cũ không dùng thì thả ra sông, hồ còn nếu chuyển bát hương sang nhà mới thì khi vận chuyển nhớ băng kín tuyệt đối không được để lộ thiên khi đi ở ngoài đường, bởi có thể khiến “vong” lai vãng nhập vào.
Khi đã tới nhà mới, bài trí bàn thờ theo đúng nguyên tắc. Lấy khăn mặt mới nhúng với rượu gừng và tịnh hóa lại một lần nữa rồi thắp nhang, hành lễ bình thường.
Xem thêm:
-
Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống phong thủy & Kiêng kỵ cần tránh 2023
-
Chiều cao bàn thờ treo tường tiêu chuẩn & Hợp phong thủy 2023
Thủ tục chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Đồ cúng cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ sang nhà mới
Thủ tục dọn bàn thờ về nhà mới cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:
- Dĩa trái cây ngũ quả
- Lọ hoa tươi
- Nhang, đèn cầy
- Vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)
- Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)
- Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)
- Đĩa xôi hoặc cháo
- Rượu, trà
- Trầu cau
Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới
Hãy soạn văn khấn chuyển bàn thờ ra tờ giấy nhỏ (hoặc học thuộc lòng các ý chính, miễn sao thành tâm) và đọc lúc làm lễ chuyển dọn bàn thờ.
Quy trình các bước chuyển bàn thờ về nhà mới
- Bày mâm cúng trước bàn thờ
- Thắp nhang
- Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)
- Hóa tiền vàng
- Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống
- Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…)
- Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói. Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.
- Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ
- Tiến hành làm LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.
Lưu ý là sau khi chuyển dọn bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhầm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.
Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ mới
Thay bàn thờ mới phải làm những gì? Có cần xem ngày khi thay bàn thờ mới? Tùy theo từng quan điểm về việc thờ phụng hay không mà xác định có cần xem ngay, giờ tốt thay mới bàn thờ.
Theo phật giáo, bàn thờ là phương tiện để Phật tử quy hướng Phật và tổ tiên, Phật không ngự tại bàn thờ, bát hương, cho nên làm việc tốt thì không phải cần xem ngày thay bàn thờ bát hương.
Quan niệm dân gian thì vẫn luôn tâm niệm cần xem ngày tốt, giờ tốt để chuyển, thay mới bàn thờ gia tiên, ông địa. Bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành, thờ gia tiên, thờ thần thì khi muốn thay đổi nhà ở cần phải xin báo và chọn ngày đẹp để mọi chuyện được thuận lợi.
Xem ngày thay bàn thờ mới gia tiên
Theo các chuyên gia phong thủy thì việc thay bàn thờ gia tiên mới cần thiết phải biết lựa chọn ngày, giờ phù hợp với tuổi gia chủ và tránh những ngày xấu.
Nếu gia chủ không biết xem ngày tốt xấu có thể tham khảo theo lịch để chọn ngày tốt, bỏ ngày xấu. Từ ngày tốt chọn ra ngày hợp với tuổi của mình để tiến hành việc thay mới bàn thờ gia tiên.
Trường hợp để an tâm hơn, bạn có thể nhờ người biết xem ngày giờ tốt, chọn ra thời điểm thích hợp để làm các thủ tục khấn cúng thay bàn thờ gia tiên mới.
Xem ngày tốt thay bàn thờ ông địa
Thay bàn thờ thần tài mới vào ngày nào? Với bàn thờ thần tài, việc xem ngày không quá quan trọng và thường được chọn vào các ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng để có thể thay bàn thờ mới.
Xử lý bàn thờ cũ đúng cách
Thay bàn thờ mới đồng nghĩa bạn sẽ phải xử lý bàn thờ cũ chứ không thể để nguyên trong nhà được. Hoặc trong trường hợp không thờ thần tài nữa thì làm thế nào, tất nhiên là phải làm lễ hóa bàn thờ.
Tuy nhiên, không phải bàn thờ cũ là muốn vứt bỏ thế nào cũng được bởi đó là vật linh thiêng.
Do đó, về mặt tâm linh sẽ cần phải xử lý bàn thờ cũ đúng cách theo từng loại.
Do đó, trước khi bỏ bàn thờ cũ thay bàn thờ mới thì cần sắm lễ, cúng khấn thay bàn thờ mới để xin phép gia tiên, thần linh.
Đồng thời, đồ thờ cũ (bao gồm bàn thờ và đồ bày trên bàn thờ) cũng cần được xử lý đúng cách như sau:
Xem thêm:
Xử lý bàn thờ cũ như thế nào?
Đối với bàn thờ cũ được thay bằng bàn thờ mới do nhiều nguyên nhân từ chất lượng tới không phù hợp với không gian.
Trước đây cách xử lý bàn thờ cũ khi thay mới thường là bỏ hoặc vứt xuống sông với quan điểm cho mát mẻ.
Tuy nhiên đây là việc không nên vì có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và khiến bàn thờ bị lộ thiên, như một kiểu bị vứt bỏ, rác thải và là sự bất kính đối với tổ tiên.
Do đó cách xử bỏ bàn thờ cũ sẽ đúng nên theo quan điểm: mọi thứ đều sinh ra từ đất nên hãy để nó trở về với đất mẹ.
Trước hết, phân loại đồ thờ cũ có thể tiêu hủy theo cách đốt và đồ không thể đốt thì làm theo cách chôn xuống đất
Đốt bàn thờ cũ: nên phân nhỏ bàn thờ cũ ra để đốt thành tro và lấy tro chôn xuống đất là tốt nhất hoặc giải tro xuống sông.
Lưu ý cần an toàn về cháy nổ nếu không thể tự xử lý nếu bàn thờ cũ cỡ lớn có thể thuê người đốt, đặc biệt ở thành phố.
Chôn đồ dùng bàn thờ cũ: lọc những món đồ dùng cũ trên bàn thờ xem cái nào còn dùng được thì dùng.
Đối những đồ dùng bàn thờ cũ không dùng và không thể đốt hóa được gia chủ hãy chọn cách đập nhỏ, chôn xuống đất. Nếu là những đồ quý giá bằng đồng… có thể tái chế sử dụng, có thể quyên góp cho chùa để đúc thành vật phẩm thờ phụng.
Văn cúng lễ tạ thay bàn thờ, bát hương mới
Người xưa nói: “Có đầu có đuôi” điều này có nghĩa là có cầu xin thay bát hương, thay bàn thờ mới cho gia tiên, thần tài ông địa thì sau khi thay xong sẽ cần phải có lễ và văn cũng tạ thay bát hương.
Thường việc thay bát hương, thay bàn thờ mới chỉ diễn ra trong cùng một ngày, trừ khi chủ nhà di chuyển quá xa.
Do đó, nếu không cùng ngày gia chủ sẽ cần sắm lễ mới thì cúng xin thay bàn thờ mới ở nhà cũ và phải có mâm lễ tạ sau khi đã hoàn thiện việc bốc chuyển bát hương, thay bàn thờ mới ở nơi ở mới:
Lúc lễ tạ gia chủ vái lạy 3 vái và đọc bài văn cúng lễ tạ thay bát hương, bàn thờ mới.
“Hôm nay là ngày…………..tháng năm
Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!”
Top #10 Mẫu bàn thờ gỗ óc chó cho nội thất phòng thờ đẹp 2022
Trên đây là toàn bộ những thủ tục, sắm lễ thay bàn thờ mới cho gia tiên, thần tài ông địa hay thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới cũng như cách xử lý bàn thờ cũ, thôi không thờ thần tài đúng phong tục, cầu mong điều tốt lành tới gia chủ.
04/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt