Thiết kế bếp gần cầu thang, thiết kế bếp dưới gầm cầu thang có hợp phong thủy hay không? Lợi ích của cách thiết kế bếp gần cầu thang đối với việc tiết kiệm diện tích và tái tạo không gian sống ấn tượng như thế nào?
Tại bài viết này, hãy cùng nội thất My House khám phá cách bố trí bếp gần cầu thang hợp lý nhất cho gia đình.
0965048286
Vì sao nên thiết kế bếp gần cầu thang?
Theo phong thủy, việc bố trí bếp gần cầu thang là việc làm bắt buộc nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng mà không quá phù hợp phong thủy.
Cầm cầu thang là nơi đè nén, và tích tụ luồng năng lượng xấu. Trong khi đó, nhà bếp được ví như kho tiền, là nơi giữ lửa cho ngôi nhà của bạn, là nơi cư trú của các vị thần tài, ông công, ông táo.
Vậy nên nếu đặt bếp gầu thang hay dưới cầu thang vô hình chung sẽ khiến bếp bị đè nén bởi nguồn lực vô hình. Điều này ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của gia đình bạn.
Tuy nhiên, về mặt sử dụng, thiết kế bếp gần cầu thang mang lại lợi ích không nhỏ cho gia đình nên khá phổ biến ở các nước phương Tây.
Thiết kế bếp gần cầu thang giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà đồng thời tận dụng khu vực cầu thang tối đa nhất. Vị trí gầm cầu thang có thể thiết kế đặt tủ rượu, tủ bát đĩa,… mang lại sự gọn gàng cho phòng bếp.
Tùy vào từng diện tích của ngôi nhà hay nhu cầu sử dụng mà gia đình sẽ có cách bố trí bếp gần cầu thang khác nhau, bạn chỉ cần thiết kế sao cho đẹp, gọn gàng và thuận tiện sử dụng là được.
—Xem thêm: 45+ Mẫu tủ bếp hiện đại cho gia đình bạn nên biết
Cách bố trí bếp gần thang đúng phong thủy
Thiết kế bếp gần cầu thang mang lại lợi ích không cho cho không gian sử dụng của gia đình, và làm sao để bố trí bếp gần cầu thang đẹp và đúng phong thủy là câu hỏi mà chúng tôi sẽ giải đáp ngay tại đây.
Đặt bếp ở gần cầu thang hay dưới gầm cầu thang?
Tùy vào diện tích và hình thù của ngôi nhà mà bạn nên quyết định đặt bếp gần cầu thang hay đặt trực tiếp dưới cầu thang.
Nếu đặt bếp gần cầu thang, khu vực bếp phải đảm bảo thoáng rộng một chút, không quá bí bách, tối, hẹp. Nếu đặt bếp dưới gầm thang thì bạn cần đo đạc chính xác để thiết kế sao cho phù hợp và đưa ra phương án phá giải nếu không hợp phong thủy.
—Xem thêm: 25+ Mẫu tủ bếp tân cổ điển gỗ công nghiệp đẹp & phổ biến nhất
Chọn hướng bếp
Bếp là khu vực đặc biệt có ý nghĩa về mặt phong thủy và quyết định sự thuận tiện trong sinh hoạt cho cả gia đình, chính vì vậy hướng dặt bếp là một phần không thể bỏ qua.
Bạn có thể lựa chọn hướng bếp theo tuổi của gia chỉ sao cho hợp phong thủy hoặc dựa theo kết cấu của ngôi nhà để đưa ra hướng phù hợp nhất.
Bố trí tủ bếp
Tủ bếp có nhiều thiết kế khác nhau, nhưng với thiết kế bếp gần thang thì bạn nên chọn mẫu tủ bếp đơn giản và tiết kiệm diện tích như bếp chữ L và bếp chữ I.
Nếu không gia đặt bếp nhỏ, bạn có thể bố trí tủ bếp thấp hoặc sử dụng kệ để đồ, vừa tiện lợi lại mang tới không gian bếp thông thoáng và đơn giản hơn.
—Xem thêm: Bố trí nội thất bếp thông minh, tiết kiệm diện tích
Yếu tố màu sắc
Khi thiết kế bếp gần cầu thang, bạn nên chọn các màu sắc sạch sẽ, màu nhã nhặn như màu xám nhạt, màu trắng, màu nâu gỗ, màu nâu,…
Những màu sắc này mang lại không khí bếp ấm áp hoặc là những màu đẹp nhất cho không gian bếp hiện đại.
Bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc của phòng bếp phù hợp với phong thủy của gia chủ để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
Yếu tố ánh sáng
Với thiết kế bếp gần cầu thang, hãy bố trí sao cho khu vực này nhận được nhiều ánh sáng nhất nhằm mang lại sự thông thoáng, sạch sẽ cho khu vực này.
Bạn có thể bố trí cửa sổ trong phòng bếp. Nếu không có cửa sổ, hãy bố trí nhiều đèn ở các vị trí khác nhau nhằm cung cấp ánh sáng khi nấu ăn một cách tốt nhất.
—Xem thêm: Thiết kế nội thất phòng bếp gỗ tự nhiên bền, đẹp nhất 2022
Thiết kế bếp dưới gầm cầu thang tiết kiệm diện tích
Thiết kế bếp trực tiếp dưới gầm cầu thang là phương án ít phù hợp phong thủy nhưng có tính thực dụng cao, giúp tiết kiệm diện tích không gián ống một cách tối ưu nhất.
Vậy nên, nếu bạn muốn đặt bếp tại vị trí này, hãy lưu ý:
- Nên đặt bếp ở hướng xấu nhìn về hướng tốt sẽ giúp gia đình xua tan điều không may, mang đến nhiều hạnh phúc, tài lộc
- Phòng bếp nên đặt xa nhà xe (để tránh bụi bặm, hỏa hoạn) và chỗ nuôi động vật (nhiều khí uế)
- Không thiết kế cửa phòng bếp nhìn thẳng ra cửa chính
- Không thiết kế cửa phòng bếp đối diện với cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh hay đối diện với bất cứ cửa ra vào nào trong nhà
- Không thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 nằm trên nhà bếp
- Không đặt bếp đun đối diện hay gần với tủ lạnh, bồn rửa chén bát
- Không đặt bếp đun hay tủ lạnh đối diện cửa ra vào phòng bếp
- Bếp đun không được đặt tại vị trí áp tường với bàn thờ, giường ngủ và bồn cầu
- Không đặt bếp tại vị trí có xà ngang đè qua
- Không đặt bếp đun tại những vị trí mà phía sau là khoảng không
Cầu thang có vị trí khá bí bách, nên khi thiết kế dưới cầu thang, hãy bố trí ánh sáng tốt nhất, hệ thống lọc mùi, hút ẩm tốt để tránh cho bếp bị lưu mùi, ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe gia đình.
Nội thất cũng nên bố trí đơn giản, không nên quá cố gắng đưa thật nhiều thứ vào khu vực này.
Đồng thời, để đảm bảo chất lượng sử dụng của bếp theo thời gian, bạn nên sử dụng nội thất gỗ tự nhiên khi kết hợp bếp với gầm cầu thang.
Đừng quên bố trí hệ thống chiếu sáng hoặc tạo nên cửa sổ ở vị trí gần nhất để mang tới nhiều ánh sáng cho khu vực nấu ăn.
—Xem thêm: 30+ Mẫu phòng bếp có cửa sổ thông thoáng
Mẫu thiết kế bếp gần cầu thang đẹp bạn nên biết
Thiết kế bếp gần cầu thang giúp ngôi nhà trở nên hiện đại, gọn gàng và “Tây” hơn, đây là điều dễ dàng thấy ở các mẫu thiết kế bếp dưới đây.
—Xem thêm: Cách bố trí bếp chữ L đẹp và đơn giản cho phòng bếp
Mọi thắc mắc, phản hồi về bài viết hay yêu cầu thiết kế thi công nội thất nhà ở, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Nội thất My House:
0965048286